Tác giả tác phẩm Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
Tác giả tác phẩm Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.
I. Tác giả
- Nguyễn Đổng Chi (6 tháng 1 năm 1915 – 20 tháng 7 năm 1984) là một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, nguyên Trưởng ban Hán Nôm, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).
- Cố Giáo sư Nguyễn Đổng Chi đã sưu tầm và viết lại gần 2.000 truyện cổ Việt Nam. Số truyện trên được ông sử dụng để soạn bộ sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam gồm 5 tập. Đây cũng là bộ sách nghiên cứu được biên soạn và in xong lâu nhất: 25 năm (1957-1982), rải rác với tổng cộng 5 lần in lẻ. Ông đã phân loại truyện cổ tích thành 3 tiểu loại: 1. Cổ tích thần kỳ; 2. Cổ tích thế sự; 3. Cổ tích lịch sử.
- Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.
II. Tìm hiểu tác phẩm Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
1. Thể loại: Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới thuộc thể loại Truyện thần thoại Việt Nam
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
1. Thần trụ trời
Theo Nguyễn Đổng Chi -Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003, tr 67-69
2. Thần sét
Theo Nguyễn Đổng Chi -Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,Sđd tr 87-88
3. Thần gió
Theo Nguyễn Đổng Chi -Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,Sđd, tr 93-94
3. Phương thức biểu đạt: Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới có phương thức biểu đạt là Tự sự
4. Tóm tắt tác phẩm Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
Tóm tắt Thần trụ trời
Từ xa xưa, khi chưa có trần gian cũng như sự vật và loài người, xuất hiện một vị thần có sức mạnh và ngoại hình hơn người. Thần đầu đội trời lên, tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy sau này được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi mọi việc trên trời, dưới đất. Từ đó, các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dở dang để hoàn thiện thế gian này. Từ đó, dân gian lưu truyền câu hát:
Ông Đếm cát
Ông Tát bể (biển)
Ông Kể sao
Ông Đào sông
Ông Trồng cây
Ông Xây rú (núi)
Ông Trụ trời.
Tóm tắt Thần sét
- Thần sét là một trong những vị tướng lĩnh của Ngọc Hoàng .Vị thần này có mặt mũi nanh ác, tiếng quát tháo dữ dội. Công việc chính của thần sét là chuyên thi hành luật lệ trần gian và biểu thị sự phẫn nộ của Ngọc Hoàng.Thần là người có tinh tình nóng nảy , nhưng sợ tiếng gà và thần thu Cường Bạo Vương
Tóm tắt Thần gió
- Thần gió là vị thần có thân hình kì quặt không có đầu. Thần làm gió, hay bão tùy thuộc vào lệnh của Ngọc Hoàng .Bảo bối của vị thần này là một cây quạt nhiệm màu Vị thần này có một đứa con nhỏ nghịch ngợm cầm quạt thần phá làm ảnh hưởng đến một người dân hạ giới. Sau đó, thần bị Ngọc Hoàng trách phạt làm chăn trâu cho nhà dân bị thiệt hại. Ít lâu sau, Ngọc Hoàng hóa thần gió thành cây ngải báo tin gió cho thiên hạ
5. Bố cục tác phẩm Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
Bố cục bài Thần trụ trời gồm 3 phần
- Phần 1 từ đầu…núi này sang đỉnh núi kia: mở đầu truyện
- Phần 2 tiếp theo..núi khổng lồ : quá trình chống trời của thần
- Phần 3 còn lại: công việc khai thiên lập địa
Bố cục bài Thần sét gồm 2 phần
- Phần 1 Từ đầu …tháng ba mới dậy làm việc: Công việc của thần sét
- Phần 2 Còn lại:Tính tình của thần
Bố cục bài Thần gió gồm 3 phần
- Phần 1 Từ đầu … thần cụt đầu : Hình dạng của thần gió
- Phần 2 Tiếp theo…văng xuống ao :Sự nghịc ngợm của con thần gió
- Phần 3 Còn lại:Hậu quả
6. Giá trị nội dung tác phẩm Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
- Thần trụ trời: Kể về vị thần đã có công tạo nên trời đất
- Thần sét: Kể về thần sét và công việc của ông thi hành luật của thiên đình xuống hạ giới
- Thần gió: Kể về thần gió và cái kết cho sự nghịch ngợm của con thần
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
- Kết cấu truyện rõ ràng, dễ hiểu
- Thể hiện sự tưởng tượng của con người về các nhân vật hư cấu
- Các nhân vật là các vị thần của tự nhiên
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới
1. Thần trụ trời
- Cách mở đầu tryện là các từ ngữ quen thuộc trong truyện thần thoại ‘ thuở ấy”
- Dáng vóc của thần trụ trời
+ Thần ở trong đám hỗn độn mù mịt,
+ Thần đội trời lên và đào đất đắp thành trụ chống trời
+Trời đất được phân chia từ đây
+ Hình dạng đất như cái mâm vuông
+ Trời như cái bát úp
- Khi trời và đất đã nên hình thì thần đã phá cột đó đi
+ Di tích đá Thạch Môn là di tích cột đó
+ Cột chống trời hoặc núi không lộ
- Sau thần có các vị thần khác tiếp tục việc kiến thiết
+ Thần đào sông
+ Thần tát biển
+ Thần nghiền cát, nghiền sỏi
+ Thần trồng cây
→ Từ việc làm của các vị thần nên dân gian lưu tryền câu hát về công kiến tạo ấy
2. Thần sét
- Các chi tiết miêu tả thần sét
+ Thần là tướng lĩnh của Ngọc Hoàng
+ Có danh là Thiên Lôi hoặc ông Sấm
+ Mặt mũi của thần nanh ác, hung dữ
+ Tiếng quát tháo dữ dội
- Công việc chính của thần
+ Thi hành pháp luật của trần gian
+ Thể hiện sự phẫn nộ của Ngọc Hoàng
+ Công cụ hành hình của thần là lưỡi búa
+ Thần trừng trị cả cây cối, con vật và loài người
- Tính tình của thần
+ Nóng nảy có khi giết oan con người, con vật
+ Để trừng trị tính nóng nảy thần bị Ngọc Hoàng trừng trị
+ Con gà thần của Ngọc Hoàng thỉnh thoảng mổ làm thần đau nhói
+ Nghe tiếng gà là giật mình
+ Tuy oai vệ nhưng thần lại sợ Cường Bạo Đại Vương
+ Sau đó bị thần Sét đánh chết
3. Thần gió
- Hình dạng thần gió
+ Thần có hình dạng kỳ quặc
+ Thần không đầu
+ Thần có cái quạt nhiệm màu
+ Thần gió phối hợp với thần mưa và thần sét
+ Thể hiện sự phẫn nộ của thiên nhiên
- Tình huống truyện hấp dẫn khi có đứ con của thần gió
+ Đứa con thần hay nghịch ngợm
+ Giở quạt gió của cha thổi chơi
+ Gây hại cho người dân hạ giới
+ Làm thó của người nghèo khổ bị rơi xuống ao
- Thần gió bị Ngọc Hoàng trách phạt
+ Xuống trần làm chăn trâu cho người dân bị hại
+ Phạt làm cây ngải gió
+ Báo tin gió cho hạ giới
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tác giả tác phẩm Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập môn Ngữ văn 10 KNTT. nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 KNTT, Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10...