Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh

Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến cấu trúc mạch của polime. Cụ thể nội dung câu hỏi dưới đây hỏi Polime nào có cấu trúc mạch phân nhánh. Ngoài ra tài liệu còn đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi củng cố vận dụng liên quan. Giúp bạn đọc khái quát lại kiến thức, từ đó vận dụng tốt vào trả lời các câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh

A. Amilopectin.

B. Polietilen.

C. Amilozo

D. Poli (vinyl clorua).

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là amilopectin.

Đáp án A

 Một số loại polime thường gặp

1. Các polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng

nilon-6 (tơ capron), nilon-7 (tơ enan), lapsan, nilon-6,6

2. Các polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp

polietilen (PE), polipropilen (PP), polistiren (PS), poli(vinyl clorua) (PVC), poli(vinyl axetat) (PVA), poli(metyl metacrylat), poli(tetrafloetilen) (teflon), Nilon – 6 (capron), tơ nitron (olon), cao su isoprene, cao su clopren, cao su buna.

3. Nguồn gốc của các polime

+ Thiên nhiên: Bông, len, tơ tằm, cao su thiên nhiên, xenlulozơ, protein,..

+ Tổng hợp: Nilon – 6, Nilon – 7, Nilon 6,6, tơ lapsan, tơ olon, tơ clorin, poli vinylic (tơ vinylon), PE, PS, PP, PVC, PVA, PMMA, Teflon, PPF, cao su buna, cao su buna – S, cao su buna – N, cao su isoprene, cao su clopren, keo ure fomanđehit

+ Nhân tạo: Tơ visco, tơ axetat, tơ nitrat (xenlulozơ nitrat).

4. Cấu trúc của polime

+ Phân nhánh: Amilopectin, glycogen,…

+ Không gian: Rezit (bakelit), cao su lưu hóa,

+ Không phân nhánh (mạch thẳng): Tất cả các chất còn lại.

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng là:

A. tơ enan

B. polietilen

C. polipropilen

D. cao su clopren

Xem đáp án
Đáp án A

Polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng là tơ enan

Câu 2. Có các polime sau: polietilen, poli(vinyl clorua), cao su lưu hóa, nilon-6,6, amilopectin, xenlulozơ. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là

A. 5.

B. 3.

C. 6.

D. 4.

Xem đáp án
Đáp án D

+ Phân nhánh: Amilopectin, glycogen,…

+ Không gian: Rezit (bakelit), cao su lưu hóa,

+ Không phân nhánh (mạch thẳng): Tất cả các chất còn lại.

Các polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là: polietilen; poli(vinyl clorua); nilon-6,6; xenlulozơ.

Vậy có 4 polime có cấu trúc mạch không phân nhánh.

Câu 3. Cho các polime sau: Amilopectin, cao su isopren, rezit, xenlulozơ, tinh bột, glicogen, poli(vinyl clorua), cao su lưu hóa. Có bao nhiêu polime có cấu trúc mạng không gian ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp án
Đáp án B

+ Phân nhánh: Amilopectin, glycogen,…

+ Không gian: Rezit (bakelit), cao su lưu hóa,

+ Không phân nhánh (mạch thẳng): Tất cả các chất còn lại.

Các polime có cấu trúc mạng không gian là: Rezit (bakelit), cao su lưu hóa

Câu 4. Cho các polime sau: Amilopectin, cao su isopren, rezit, xenlulozơ, tinh bột, glicogen, poli(vinyl clorua), pol i(tetrafloetilen), Nilon – 6 (capron), tơ nitron (olon),  cao su clopren, cao su buna. Có bao nhiêu polime có cấu trúc phân nhánh?

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp án
Đáp án B

+ Phân nhánh: Amilopectin, glycogen,…

+ Không gian: Rezit (bakelit), cao su lưu hóa,

+ Không phân nhánh (mạch thẳng): Tất cả các chất còn lại.

Các polime có cấu trúc mạng không gian là: Amilopectin, glycogen.

Câu 5. Cho các chất sau:

1) CH2=C(CH3)COOCH3.

2) HOOC–CH2–CH2–CH2-COOH

3) HO–CH2–CH2-COOH

4) H2N(CH2)6COOH

5) HO–CH2–CH2–OH và p-C6H4(COOH)2

6) HOOC-(CH2)4-COOH và H2N(CH2)6NH2.

Số các trường hợp có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là:

A. 4

B. 3

C. 6

D. 5

Xem đáp án
Đáp án A

Các chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là phân tử phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng

3) HO–CH2–CH2-COOH

4) H2N(CH2)6COOH

5) HO–CH2–CH2–OH và p-C6H4(COOH)2

6) HOOC-(CH2)4-COOH và H2N(CH2)6NH2.

Câu 6. Nilon-6,6 là đồng trùng ngưng

A. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N(CH2)6NH2.

B. HO–CH2–CH2–OH và p-C6H4(COOH)2

C. HCHO và C6H5OH

D.  HOOC-(CH2)4-COOH và H2N(CH2)5NH2

Xem đáp án
Đáp án A

Nilon-6,6: đồng trùng ngưng axit ađipic HOOC-(CH2)4-COOH và hexamylenđiamin:

H2N(CH2)6NH2.

------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh tới bạn đọc. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Hóa học, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm