Chất không khử được sắt oxit ở nhiệt độ cao là
Khử oxit sắt
Chất không khử được sắt oxit ở nhiệt độ cao là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến chất khử được sắt oxit. Bên cạnh đó là các câu hỏi liên quan trong bài giúp các em nắm vững kiến thức được học.
Chất không khử được sắt oxit ở nhiệt độ cao là
A. H2
B. Cu
C. CO
D. Al
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Để khử oxit sắt ở nhiệt độ cao dùng các chất khử CO, C, H2 hoặc các kim loại mạnh Al
Chất không khử được sắt oxit ở nhiệt độ cao là Cu.
Đáp án C
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Hai chất đều không khử được sắt(II) oxit (ở nhiệt độ cao) là
A. Al, Cu.
B. Al, CO.
C. CO2, Cu.
D. H2, C.
Câu 2. Oxit kim loại bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao là
A. Al2O3.
B. Fe2O3.
C. MgO.
D. K2O
Câu 3. Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được các oxit nào sau đây:
A. Fe2O3 và CuO
B. Al2O3 và CuO
C. MgO và Fe2O3
D. CaO và MgO
Câu 4. Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây?
A. Al2O3.
B. MgO.
C. CuO.
D. CaO.
Chất khử trung bình (C, CO, H2) chỉ khử được những oxit của những kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa.
Do đó H2 chỉ có thể khử được oxit CuO
Câu 5. Ở nhiệt độ cao, Al có thể khử được những oxit kim loại nào sau đây?
A. CuO, FeO, MgO.
B. Na2O, Fe2O3, ZnO.
C. CaO, CuO, Fe2O3.
D. Fe2O3, Cr2O3, CuO.
A loại MgO
B loại Na2O
C loại CaO
Câu 6. Nhỏ vài giọt dung dịch FeCl3 vào ống nghiệm đựng 1ml dung dịch NaOH, thấy xuất hiện:
A. chất không tan màu nâu đỏ
B. chất không tan màu trắng
C. chất tan không màu
D. chất không tan màu xanh lơ
Câu 7. Những nhận định sau về kim loại sắt:
(1) Kim loại sắt có tính khử trung bình.
(2) Ion Fe2+ bền hơn Fe3+.
(3) Fe bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội.
(4) Quặng manhetit là quặng có hàm lượng sắt cao nhất.
(5) Trái đất tự quay và sắt là nguyên nhân làm Trái Đất có từ tính.
(6) Kim loại sắt có thể khử được ion Fe3+.
Số nhận định đúng là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 8. Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:
A. FeO, MgO, CuO.
B. PbO, K2O, SnO.
C. Fe3O4, SnO, BaO.
D. FeO, CuO, Cr2O3
Al khử được các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hoá học: FeO, CuO, Fe3O4, SnO, Cr2O3, PbO. Điều kiện đều có nhiệt độ
2Al + 3FeO → Al2O3 + 3Fe
2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
2Al + 3SnO → Al2O3 + 3Sn
2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr
Câu 9. Cho luồng khí CO dư đi qua 9,1 gam hỗn hợp CuO và Al2O3, nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8 gam.
B. 4,0 gam.
C. 8 gam.
D. 6 gam.
Al2O3 không bị khử bởi CO
CO + CuO → Cu + CO2
x mol → x mol
=> mCuO – mCu = 9,1 – 8,3 = 0,8 => 80x – 64x = 0,8 => x = 0,05 mol
=> mCuO = 80.0,05 = 4 gam
Câu 10. Nếu cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu
A. nâu đỏ.
B. xanh lam.
C. vàng nhạt.
D. trắng.
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
(xanh lam)
Câu 11. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:
A. Có kết tủa trắng xanh.
B. Có khí thoát ra.
C. Có kết tủa đỏ nâu.
D. Kết tủa màu trắng.
Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, xảy ra phản ứng:
3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
Fe(OH)3 kết tủa màu đỏ nâu
Câu 12. Cho dãy các dung dịch: MgCl2, NaOH, H2SO4, CuSO4, Fe(NO3)3. Khi cho dung dịch trên tác dụng với nhau từng đôi một thì số phản ứng không xảy ra là
A. 6.
B. 4.
C. 5
D. 7
Câu 13. Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?
A. NaOH, MgSO4
B. KCl, Na2SO4
C. CaCl2, NaNO3
D. ZnSO4, H2SO4
Cặp chất không thể cùng tồn tại trong một dung dịch là cặp chất xảy ra phản ứng với nhau
=> cặp NaOH và MgSO4 không thể cùng tồn tại trong một dung dịch vì xảy ra phản ứng:
2NaOH + MgSO4 → Mg(OH)2 + Na2SO4
Câu 14. Những nhận định sau về kim loại sắt:
(1) Kim loại sắt có tính khử trung bình.
(2) Ion Fe2+ bền hơn Fe3+.
(3) Fe bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội.
(4) Quặng manhetit là quặng có hàm lượng sắt cao nhất.
(5) Trái đất tự quay và sắt là nguyên nhân làm Trái Đất có từ tính.
(6) Kim loại sắt có thể khử được ion Fe3+.
Số nhận định đúng là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
(1) đúng
(2) sai, Fe2+ trong không khí dễ bị oxi hóa thành Fe3+
(3) đúng
(4) đúng, quặng manhetit (Fe3O4) là quặng có hàm lượng Fe cao nhất.
(5) sai, vì từ trường Trái Đất sinh ra do sự chuyển động của các chất lỏng dẫn điện
(6) đúng, Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
Vậy có 4 phát biểu đúng
Câu 15. Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là:
A. Fe(NO3)3.
B. Fe(NO3)2.
C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2
D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.
Các phản ứng xảy ra:
Cu(dư) + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag
Cu(NO3)2 + Fe(dư) → Fe(NO3)2 + Cu
Vậy dung dịch Y chứa Fe(NO3)2.
---------------------------
Ngoài Chất không khử được sắt oxit ở nhiệt độ cao là, mời các bạn tham khảo thêm Giải SBT Hóa 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Phương trình phản ứng Hóa học để học tốt Hóa 9 hơn.