Bộ Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn
Bộ Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 9 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.
Bộ Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:
- Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
- Phần Tập làm văn giúp các em hoàn thiện kĩ năng viết một bài văn, đoạn văn sao cho thật hoàn chỉnh.
Mời các bạn tham khảo Đề thi khảo sát số 10 tại: Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 9 năm 2020 (Đề 10).
Bộ Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn
có đáp án
- Đề khảo sát chất lượng số 1
- Đề khảo sát chất lượng số 2
- Đề khảo sát chất lượng số 3
- Đề khảo sát chất lượng số 4
- Đề khảo sát chất lượng số 5
- Đề khảo sát chất lượng số 6
- Đề khảo sát chất lượng số 7
- Đề khảo sát chất lượng số 8
- Đề khảo sát chất lượng số 9
- Đề khảo sát chất lượng số 10
- Đề khảo sát chất lượng số 11
Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề khảo sát chất lượng số 1
I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Để chạm vào hạnh phúc
"Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là "năng lực tạo ra hạnh phúc", bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.
Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là là cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một "tế bào hạnh phúc", một "nhà máy hạnh phúc" và sẽ ngày ngày "sản xuất hạnh phúc" cho mình và cho mọi người.
Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là "nhỏ bé" trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn "nhỏ bé". Ai cũng có thể trở thành những "con người lớn" bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự "chạm" vào hạnh phúc!."
("Để chạm vào hạnh phúc" - Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)
Câu 1 (0,5đ): Xác định thao tác lập luận chính của văn bản.
Câu 2 (1đ): Tìm yếu tố thể hiện năng lực làm người được đề cập trong văn bản.
Câu 3 (2,5đ): Nêu tác dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép và hình thức in đậm của một số từ trong văn bản trên? Điều cốt lõi phải có để chạm vào hạnh phúc là gì?
II. Làm văn (6đ):
Đóng vai ông giáo kể lại câu chuyện Lão Hạc.
Đề khảo sát chất lượng số 2
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng vì bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu lúc đó phả ra thơm tho lạ thường.”
Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1đ): Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả như thế nào?
Câu 3 (1,5đ): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử.
II. Tập làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ):
Cho câu chủ đề sau: “Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại”.
Hãy triển khai thành đoạn văn nghị luận.
Câu 2 (5đ): Phân tích diễn biến tâm lý chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
Đáp án Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn - Đề số 1
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
Đoạn văn trên trích từ văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng.
Câu 2 (1đ):
Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả: không còm cõi xơ xác quá như lời người cô nói. Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
Câu 3 (1,5đ):
Cảm nghĩ về tình mẫu tử: học sinh tự nêu những cảm nhận của mình bằng đoạn văn ngắn.
II. Tập làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ):
- Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau:
Câu chủ đề có thể là câu mở đầu hoặc câu kết tùy theo cách diễn đạt.
Các câu luận cứ phải có kết nối với nhau và đều phản ánh nội dung câu chủ đề.
Giọng văn trôi chảy, mạch lạc không mắc lỗi lặp từ, sai cú pháp, lủng củng.
....
Xem tiếp đáp án tại: Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 9 môn Văn (Đề 1)
Đề khảo sát chất lượng số 3
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.”
Câu 1 (0,5đ): Nêu câu chủ đề của văn bản.
Câu 2 (1đ): Từ đoạn văn trên, em hãy kể ra những “giá trị có sẵn tốt đẹp” của bản thân mình.
Câu 3 (1,5đ): Đoạn văn giúp em nhận ra điều gì? (Trình bày bằng một đoạn văn).
II. Tập làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ):
Viết đoạn văn với câu chủ đề: “Mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.”
Câu 2 (5đ): Suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
Đáp án Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn - Đề số 2
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
Câu chủ đề của đoạn văn: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.
Câu 2 (1đ):
Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:
Giá trị có sẵn tốt đẹp của em là gì?
Em đã thể hiện giá trị đó như thế nào?
Em cầm làm gì để hoàn thiện bản thân mình hơn?
Câu 3 (1,5đ):
Bài học rút ra sau đoạn văn:
Mỗi con người đều có những giá trị tốt đẹp riêng, hãy biết trân trọng giá trị đó.
Sớm nhận ra những yếu điểm của mình và có biện pháp khắc phục chúng để hoàn thiện bản thân hơn.
Có ý thức rèn luyện lối sống lành mạnh, tốt đẹp.
II. Tập làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ):
Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau:
Câu chủ đề có thể là câu mở đầu hoặc câu kết tùy theo cách diễn đạt.
Các câu luận cứ phải có kết nối với nhau và đều phản ánh nội dung câu chủ đề.
Giọng văn trôi chảy, mạch lạc không mắc lỗi lặp từ, sai cú pháp, lủng củng.
...
Xem tiếp đáp án tại: Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 9 môn Văn (Đề 2)
Đề khảo sát chất lượng số 4
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.
Câu 1 (0,5đ): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu là gì?
Câu 2 (1đ): Khi bị những hạt cát xâm lăng, những chú trai đã có hành động gì?
Câu 3 (1,5đ): Đoạn văn giúp em nhận ra bài học gì? (Trình bày bằng một đoạn văn).
II. Tập làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Viết một đoạn văn với chủ đề vươn lên trong cuộc sống bằng hình thức diễn dịch.
Câu 2 (5đ): Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
Đáp án đề khảo sát số 3: Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 9 môn Văn (Đề 3)
Đề khảo sát chất lượng số 5
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước. Đặc biệt, trong nhà trường, việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên... Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt.
Câu 1 (0,5đ): Nêu câu chủ đề của đoạn văn.
Câu 2 (1đ): Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cần sự chung tay của những thành phần nào?
Câu 3 (1,5đ): Là một học sinh, em cần phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? (Trình bày thành đoạn văn ngắn).
II. Tập làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về thực trạng chêm xen tiếng Anh vào ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của một số bạn trẻ hiện nay.
Câu 2 (5đ): Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.
Đáp án đề khảo sát số 4: Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 9 môn Văn (Đề 4)
Đề khảo sát chất lượng số 6
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
Thi thổi xôi nấu cơm
“Đây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Đỉnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ ngày giáp tết. Hằng năm, dân làng phải tuyển 48 (trong số hàng trăm) trinh nữ cho đội đến Mã Cương. Sau tiếng trống lệnh, mỗi nữ sinh xuống một thuyền thúng (thúng trên đầm Giang Đỉnh, mang theo kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi). Các cô chèo ra giữa đầm, chuẩn bị bếp, vo gạo để chờ lệnh bắt đầu cuộc thi. Sau tiếng trống lệnh mới được nhóm lửa, các cô thổi cơm hay đồ xôi trước tùy ý, miễn là xong sớm để chèo thuyền vào nộp cơm và xôi cho Ban giám khảo. Nếu xong trước, xôi vẫn phải ngon, dẻo thì mới được điểm cao. […]
Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích nói về vấn đề gì?
Câu 2 (1đ): Nêu ý nghĩa của cuộc thi với người dân nơi đây.
Câu 3 (1,5đ): Nêu cảm nghĩ của em về cuộc thi. (Trình bày bằn đoạn văn ngắn).
II. Tập làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn nói lên trách nhiệm của giới trẻ trong việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian của dân tộc.
Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên.
Đáp án đề khảo sát số 5: Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 9 môn Văn (Đề 5)
Đề khảo sát chất lượng số 7
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cùng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền.
(Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật)
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1đ): Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì?
Câu 3 (1,5đ): Nêu cảm nhận của em về tình cảm của con người trong thời chiến.
II. Tập làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn sử dụng phương thức quy nạp để nói về sự quan trọng của độc lập tự do.
Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu.
Đáp án đề khảo sát số 6: Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 9 môn Văn (Đề 6)
Đề khảo sát chất lượng số 8
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm thấy Bác cười!
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 3 (1,5đ): Nêu những hiểu biết của em về chủ tịch Hồ Chí Minh. (Trình bày thành đoạn văn ngắn).
II. Tập làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn nêu ý nghĩa của tầm quan trọng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của giới trẻ hiện nay.
Câu 2 (5đ): Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Đáp án đề khảo sát số 7: Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 9 môn Văn (Đề 7)
Đề khảo sát chất lượng số 9
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1đ): Tâm trạng của tác giả khi gặp lại nhân dân được thể hiện như thế nào?
Câu 3 (1,5đ): Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng.
II. Tập làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn nói về tầm quan trọng của độc lập, tự do.
Câu 2 (5đ): Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học.
Đáp án đề khảo sát số 8: Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 9 môn Văn (Đề 8)
Đề khảo sát chất lượng số 10
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1đ): Mùa xuân được miêu tả như thế nào ở khổ thơ sau?
Câu 3 (1,5đ): Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật ông đồ trong đoạn thơ trên.
II. Tập làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Câu 2 (5đ): Phân tích bi kịch của lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.
Đáp án đề khảo sát số 9: Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 9 môn Văn (Đề 9)
Đề khảo sát chất lượng số 11
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ thuộc bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1đ): Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả như thế nào?
Câu 3 (1,5đ): Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nên tác dụng.
II. Tập làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp lao động của những con người Việt Nam.
Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Quê Hương của Tế Hanh.
Đáp án đề khảo sát số 10: Đáp án đề khảo sát đầu năm lớp 9 môn Văn (Đề 10)
---------------------------
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Bài tập đọc hiểu lớp 9 môn Ngữ văn
- 10 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ ôn thi vào lớp 10
- Tóm tắt tác phẩm lớp 9
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Bộ Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 9, Trắc nghiệm Tiếng Anh 9, Lý thuyết môn Vật lí lớp 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.