Viết đoạn văn ngắn 4 - 6 câu có chứa thành phần biệt lập

Viết đoạn văn ngắn 4 - 6 câu có chứa thành phần biệt lập (ít nhất có 2 thành phần) được VnDoc đăng tải dưới đây gồm các đoạn văn mẫu hay cho các em tham khảo, từ đó có thêm nhiều ý tưởng cho bài viết của mình. Chúc các bạn học tốt

Đoạn văn có chứa thành phần biệt lập mẫu 1

Bài thơ "Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên đã để lại cho em ấn tượng sâu đậm không thể quên. Ông đồ, người học rộng tài cao, viết chữ rất đẹp, thường được mọi người săn đón mỗi dịp tết đến xuân về. Vì nền Nho học suy vi mà cái nghề ấy đã trở nên thất thế. Mỗi lần đọc lại bài thơ, em lại thấm thía nỗi buồn của ông đồ. Nỗi buồn ấy thấm lên cả không gian, sự vật: "Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu.../Lá vàng rơi trên giấy. Ngoài giời mưa bụi bay". Ôi, những câu thơ man mác một niềm đau, niềm thương xót của tác giả dành cho ông đồ. Tuy tục lệ xin chữ đầu năm đã quay trở lại nhưng em vẫn nhớ mãi bài thơ này.

- Thành phần phụ chú: "người học rộng tài cao, viết chữ rất đẹp".

- Thành phần cảm thán: "Ôi".

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng thành phần biệt lập - mẫu số 2:

Mỗi một mùa trong năm đều mang những đặc điểm riêng khiến người khác yêu thích, nhưng đối với em, mùa đẹp nhất, tình tứ, yêu kiều nhất chính là mùa xuân. Hình như vào mùa xuân, ai ai cũng vui vẻ yêu đời. Chim chóc hót ríu rít gọi cây lá đâm chồi nảy lộc. Những bông hoa kiêu hãnh nở rộ tỏa hương thơm ngát. Lòng người cũng rộn ràng, vui vẻ chào đón một năm mới sang. Mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm, mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở. Đây cũng chính là mùa khiến chúng ta xao xuyến, tràn đầy hy vọng về một năm mới an yên, hạnh phúc.

- Thành phần tình thái: "hình như".

- Thành phần phụ chú: "mùa đầu tiên trong năm".

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng thành phần biệt lập mẫu 3

Thầy cô – người lái đò đưa những bạn học sinh cập bến bờ tri thức. Đối với tôi, thầy cô như những người mẹ, người cha thứ hai vậy! Nếu bố mẹ là người có công sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta thì thầy cô chính là người đã trang bị cho ta những bài học, kỹ năng và kiến thức để bước ra ngoài xã hội kia. Đến giờ hình ảnh người cô dạy văn vẫn luôn luôn được tôi ghi nhớ. Cô chính là giáo viên chủ nhiệm lớp ôi và là người dạy môn văn – môn tôi thích nhất.

Không chỉ là một giáo viên tận tình với nụ cười hiền hậu mà cô còn là người tiếp thêm động lực cho tôi vào ngành nghề luật sư. Cô đã dạy tôi từ những kĩ năng cơ bản nhất đến những ngữ, những lời biện luận vô cùng hay. Và cũng chả biết từ bao giờ cô đã trở thành một người không thể thiếu trên con đường mơ ước của tôi sau này.

- Thành phần biệt lập:

+ Phụ chú: người lái đò đưa những bạn học sinh cập bến bờ tri thức; môn tôi thích nhất

+ Thành phần cảm thán: Đối với tôi, thầy cô như những người mẹ, người cha thứ hai vậy!

Đoạn văn có chứa thành phần biệt lập mẫu 4

Nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên là một biểu tượng của người nông dân nghèo khó nhưng mang nhiều vẻ đẹp tốt đẹp. Ông là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai vì không đủ tiền cưới vợ nên đã bỏ đi làm đồn điền cao su, lão sống lủi thủi với con chó và chỉ có nó bầu bạn với lão hằng ngày. Tuy cái nghèo đói bủa vây, lão vẫn cố gắng duy trì rau cháo qua ngày, nhưng qua một trận ốm thập tử nhất sinh cuối cùng bần quá lão đã bán nó đi. Chứng kiến cảnh người ta bắt chó của mình đi và ánh mắt cầu cứu, van xin của Cậu Vàng, lão đã kể lại câu chuyện ấy với ông giáo bằng một tâm trạng vô cùng ăn năn, hối hận. Cuối cùng, sau khi gửi gắm mảnh vườn cho ông giáo, lão đã tìm đến cách ăn bả chó để tự tử, giống như cách lão đã lừa một con chó. Thật đáng thương cho một kiếp người. Một con người hiền lành, chất phác, giàu tình yêu thương lại có một cái kết vô cùng đáng thương. Nhân vật đã mang đến cho chúng ta nhiều cảm xúc vô cùng đặc biệt: sự cảm thông với một người nghèo khổ, tình yêu thương dành cho một người bất hạnh, sự nể phục dành cho một người cha yêu con, một người chủ yêu chó. Hình ảnh lão Hạc là đại diện cho người nông dân ở giai đoạn đó bị xã hội đẩy vào bước đường cùng, để giữ lại phẩm giá của mình họ đã phải tìm đến cái chết kết thúc một kiếp người đầy tội nghiệp. Không chỉ lão Hạc mà chắc chắn những nhân vật khác trong giai đoạn này cũng xứng đáng nhận được tình yêu thương của độc giả mọi thời kì.

- Thành phần cảm thán: Thật đáng thương cho một kiếp người.

- Thành phần tình thái: Không chỉ lão Hạc mà chắc chắn những nhân vật khác trong giai đoạn này cũng xứng đáng nhận được tình yêu thương của độc giả mọi thời kì.

Viết đoạn văn ngắn có chứa thành phần biệt lập mẫu 5

Bến quê là một câu chuyện hay về cuộc đời - cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta - với những nghịch lí không dễ gì hóa giải. (1) Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó một số phận giống như nhân vật Nhĩ trong “Bến quê”. (2) Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi khi rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí do nào đó phải nằm một chỗ, mới chợt nhận ra rằng: gia đình là tổ ấm cuối cùng, là nơi nương tựa vững chắc nhất khi ta gặp bất hạnh. (3) Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. (4) Nhĩ đã từng đi “không sót một só xỉnh nào trên trái đất” nhưng khi chẳng may bị bệnh hiểm nghèo, bị liệt toàn thân thì cuộc sống của anh lại phụ thuộc hoàn toàn vào những người khác. (5) Chính trong khoảnh khắc này trong anh lại bừng lên khát vọng thật đẹp đẽ và thánh thiện.(6)

* Các thành phần biệt lập và khởi ngữ:

- Hình như: thành phần tình thái.

- Cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta: phụ chú.

- Cái chân lí ấy: khởi ngữ.

- Tiếc thay: cảm thán.

Viết đoạn văn ngắn có chứa thành phần biệt lập mẫu 6

Ai cũng biết rằng tình cảm bạn bè đối với mỗi người không thể nào thiếu được. Đó là thứ tình cảm thật trong sáng và cao cả. Tình bạn đồng hành với chúng ta ngay từ khi chúng ta mới bước chân vào ngôi trường mần non, rồi nó lại đồng hành với chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Tình bạn luôn là tình cảm vững chắc, nơi ta có thể tin tưởng chia sẻ những niềm vui hay nỗi buồn trong cuộc sống. Những tháng ngày bên bạn bè chắc sẽ là những tháng ngày đẹp nhất của mỗi người và ta sẽ mãi mãi không thể quên được. Có những lúc ta cảm thấy buồn vì tình bạn không suôn sẻ, rồi có giận hờn nhau nhưng đó là những thử thách giúp tình bạn của chúng ta trở nên vững chắc hơn. Ta sẽ hiểu được nhau hơn, thông cảm với nhau hơn. Một tình bạn thực sự đẹp khi nó được xuất phát từ tận trái tim mỗi người. Xin hãy trân trọng những tình bạn trong sáng mà mỗi người đang giữ, hãy biết quan tâm, chia sẻ với nhau và hãy làm những điều chưa làm được cho bạn bè ngay bây h để có được những kỉ niệm đẹp trong tuổi học trò của mình.

Viết đoạn văn ngắn có chứa thành phần biệt lập mẫu 7

(1) Viếng lăng Bác, một bài thơ xuất sắc của nhà thơ Viễn Phương. (2) Bài thơ ấy được sáng tác vào tháng 4/1976, khi nhà thơ có dịp ra công tác ở miền Bắc, ông vào lăng viếng Bác, niềm xúc dâng trào ông đã viết nên bài thơ này. (3) Qua những dòng thơ tràn đầy cảm xúc, ta có thể thấy được ở nhà thơ một tình cảm rất chân thành dành cho Bác – vị cha già kính yêu của dân tộc. (4) Và, có lẽ mỗi chúng ta khi đọc qua bài thơ này thì sẽ không ai là không xúc động trước tình cảm của nhà thơ.

* Khởi ngữ và thành phần biệt lập:

- Khởi ngữ: (1)

- Thành phần biệt lập:

+ Phụ chú: (3) “vị cha già kính yêu của dân tộc”.

+ Tình thái: (4) “có lẽ.

Viết đoạn văn ngắn có chứa thành phần biệt lập mẫu 8

Về nội dung, bến quê dược xây dựng trên một tình huống nghịch lí, nghịch lí trong cuộc đời của Nhĩ - nhân vật chính của truyện. Nhĩ là người đã đi không xó xĩnh nào trên trái đất nhưng chẳng may anh mắc bệnh hiểm nghèo nên anh không thể đi đâu được nữa. Từ đó, anh chợt nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông- nơi mà anh chẳng bao giờ đặt chân đến. Nỗi thèm khát kì lạ đã đến với anh nên anh đã nhờ Tuấn - người con trai của mình thay anh đặt chân lên đó. Có lẽ người con chưa hiểu ý cha mình nên đã để lỡ chuyến đò sang sông. Chi tiết này đã thức tỉnh người đọc: trên con đường đời người ta khó tránh khỏi những vòng vèo, chùng chình để rồi vô tình không nhận ra vẻ dẹp bình dị, gần gũi trong cuộc sống. Truyện đã kêu gọi mọi người hãy trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình thường, gần gũi của gia đình, quê hương

Viết đoạn văn ngắn có chứa thành phần biệt lập mẫu 9

Đồng chí là bài thơ hay của Phạm Tiến Duật nói về một tình cảm mới mẻ của người lính trong thời kì kháng chiến chống pháp. Tình cảm gắn bó keo sơn bền chặt ấy dựa trên cơ sở cùng chí hướng, cùng hoàn cảnh đã tạo nên sức mạnh to lớn đánh bại quân Pháp thống nhất đất nước Tình cảm ấy còn được thể hiện qua sự chia sẻ, cảm thông lẫn nhau. Và mong tình cảm ấy sẽ không phai mờ trong tâm hồn của mỗi người chiến sĩ.

- Phép lặp (liên kết câu): tình cảm

............................................

Ngoài Viết đoạn văn ngắn 4 - 6 câu có chứa thành phần biệt lập, các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9 hoặc đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt.

Đánh giá bài viết
39 57.964
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 9

    Xem thêm