Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 9 bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Lý thuyết Sinh học 9 bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Sinh học 9 bài 42, kèm câu hỏi trắc nghiệm cho các em học sinh tham khảo trả lời, củng cố kiến thức được học về Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật.

A. Giải bài tập Sinh học 9 bài 42

B. Lý thuyết Sinh học 9 bài 42

I. ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG THỰC VẬT

- Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật.

Bảng 42.1: Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây

Những đặc điểm của cây

Khi cây sống nơi quang đãng

Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà

Đặc điểm hình thái

- Lá - Thân

+ Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt

+ Thân cây thấp, số cành cây nhiều

+ Phiến lá lớn, hẹp, màu xanh thâm

+ Chiều cao của cây bị hạn chế bởi chiều cao của tán cây phía trên, của trần nhà.

Đặc điểm sinh lí:

- Quang hợp

- Thoát hơi nước

+ Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh.

+ Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt: thoát hơi nước tăng trong điều kiện có ánh sáng mạnh, thoát hơi nước giảm khi cây thiếu nước.

+ Cây có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu, quang hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh.

+ Cây điều tiết thoát hơi nước kém: thoát hơi nước tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, khi thiếu nước cây dễ bị héo.

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

+ Các cành phía dưới của cây trồng trong rừng sớm rụng vì chúng tiếp nhận ít ánh sáng nên quang hợp kém → tổng hợp được ít chất hữu cơ, không đủ cho hô hấp nên cành phía dưới khô và héo dần và sớm rụng → hiện tượng tự tỉa thưa.

- Thực vật được chia thành 2 nhóm khác nhau tùy thuộc vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng:

+ Thực vật ưa sáng: những cây sống nơi quang đãng: cây ngô, phi lao, lúa…

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

+ Thực vật ưa bóng: những cây sống ở nơi có ánh sáng yếu, sống trong bóng râm: cây đỗ, cây vạn niên thanh, cây ngải cứu …

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

- Ứng dụng trong sản xuất:

+ Trồng xen giữa cây ngô và cây đỗ: trồng đỗ dưới gốc các cây ngô: tăng năng suất và tiết kiệm thời gian, công sức …

+ Không trồng lúa dưới gốc cây tre

II. ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG ĐỘNG VẬT

- Giúp động vật định hướng di chuyển được trong không gian

Ví dụ: ánh sáng giúp ong kiếm mật hoa, giúp chim di cư,…

Ong sử dụng Mặt Trời để báo hiệu nơi có thức ăn cho đàn

- Ảnh hưởng đến hoạt động, sinh trưởng, sinh sản: nhiều loài thú hoạt động ban ngày: bò, trâu, dê, cừu … nhiều loài hoạt động ban đêm: chồn, cáo, sóc… Mùa xuân và mùa hè có ngày dài là thời gian sinh sản của nhiều loài chim, mùa xuân những ngày thiếu sáng cá chép vẫn có thể đẻ trứng vào thời gian sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng mạnh

- Người ta chia động vật thành 2 nhóm:

+ Động vật ưa sáng: những động vật hoạt động ban ngày. Ví dụ: 1 số loài thú như trâu, bò, cừu, dê, … 1 số loài chim như: khướu, chào mào, chích chòe …  Ở nhóm này, các động vật thường có cơ quan thị giác phát triển, thân con vật thường có màu sắc (màu sắc báo hiệu, màu sắc ngụy trang,…).

+ Động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất hay ở vùng nước sâu như đáy biển. Ví dụ: 1 số loài động vật như: chồn, sóc, cáo … 1 số loài chim như: vạc, sếu, cú mèo …

- Ứng dụng trong chăn nuôi:

+ Tạo ngày nhân tạo để gà, vịt đẻ nhiều trứng.

+ Chiếu sáng để cá đẻ trứng

C. Trắc nghiệm Sinh học 9 bài 42

Câu 1: Lá của cây ưa bóng có đặc điểm nào sau đây?

A. Lá dày, nằm ngang, có nhiều tế bào mô giậu

B. Lá to, nằm nghiêng, ít hoặc không có mô giậu

C. Lá dày, nằm nghiêng, có nhiều tế bào mô giậu

D. Lá mỏng, nằm ngang, ít hoặc không có tế bào mô giậu

Đáp án: C

Câu 2: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm

A. Thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng.

B. Tăng hoặc giảm sự quang hợp của cây

C. Thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật

D. Ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây

Đáp án: A

Câu 3: Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào?

A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.

B. Khả năng sống bị giảm sau đó không phát triển bình thường.

C. Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết.

D. Không thể sống được.

Đáp án: C

Câu 4: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật như thế nào?

A. Làm thay đổi hình thái bên ngoài của thân, lá và khả năng quang hợp của thực vật.

B. Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp.

C. Làm thay đổi những đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật.

D. Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ.

Đáp án: C

Câu 5: Cây ưa sáng thường sống nơi nào?

A. Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.

B. Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình.

C. Nơi quang đãng.

D. Nơi khô hạn.

Đáp án: C

Câu 6: Cây ưa bóng thường sống nơi nào?

A. Nơi ít ánh sáng tán xạ.

B. Nơi có độ ẩm cao.

C. Nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ chiếm chủ yếu.

D. Nơi ít ánh sáng tán xạ hoặc dưới tán cây khác.

Đáp án: C

Câu 7: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây?

A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô.

B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng.

C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối.

D. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa ẩm.

Đáp án: C

Câu 8: Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là

A. Kiếm mồi.

B. Nhận biết các vật.

C. Sinh sản.

D. Định hướng di chuyển trong không gian.

Đáp án: D

Câu 9: Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào?

A. Cây vẫn mọc thẳng.

B. Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng.

C. Cây luôn quay về phía mặt trời.

D. Ngọn cây rũ xuống.

Đáp án: B

Câu 10: Lá cây ưa sáng có đặc điểm hình thái như thế nào?

A. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh nhạt.

B. Phiến lá dày, rộng, màu xanh nhạt.

C. Phiến lá rộng, màu xanh sẫm.

D. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh sẫm.

Đáp án: A

Câu 11: Lá cây ưa bóng có đặc điểm hình thái như thế nào?

A. Phiến lá rộng, mỏng, màu xanh sẫm.

B. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh sẫm.

C. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh nhạt.

D. Phiến lá dài, mỏng, màu xanh nhạt.

Đáp án: A

Câu 12: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?

A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.

B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời.

C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.

D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.

Đáp án: C

Câu 13: Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật như thế nào?

A. Chỉ hoạt động vào lúc trước mặt trời mọc và lúc hoàng hôn.

B. Chủ yếu hoạt động vào ban ngày.

C. Chủ yếu hoạt động lúc hoàng hôn hoặc khi trời tối.

D. Có loài ưa hoạt động vào ban ngày, có loài ưa hoạt động vào ban đêm, có loài hoạt động vào lúc hoàng hôn hay bình minh.

Đáp án: D

Câu 14: Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng?

A. Do tác động của gió từ một phía.

B. Cây nhận ánh sáng không đều từ các phía.

C. Do cây nhận được nhiều ánh sáng.

D. Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng.

Đáp án: B

Câu 15: Ứng dụng sự thích nghi của cây trồng đối với nhân tố ánh sáng, người ta trồng xen các loại cây theo trình tự sau

A. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau.

B. Trồng đồng thời nhiều loại cây.

C. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau.

D. Tuỳ theo mùa mà trồng cây ưa sáng hoặc cây ưa bóng trước.

Đáp án: C

..............................

Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Sinh học lớp 9, Giải Vở BT Sinh Học 9, Chuyên đề Sinh học 9, Giải bài tập Sinh học 9, Tài liệu học tập lớp 9

Chia sẻ, đánh giá bài viết
23
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Sinh học 9

    Xem thêm