Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 9 bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Sinh học 9, giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài, từ đó vận dụng trả lời câu hỏi liên quan dễ dàng hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

A. Lý thuyết Sinh học 9 bài 34

I. HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA

- Khái niệm: thoái hóa là hiện tượng mà các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, xuất hiện nhiều tính trạng xấu, năng suất thấp, bị chết non.

- Ví dụ: ở lúa mì: vụ đầu tiên thân cây cao, cứng, số lượng bông nhiều, hạt chắc, vụ thứ 2, thứ 3: thân cây lùn, yếu, số lượng bông ít, hạt lép nhiều, một số cây lá có màu trắng, nhiều cây bị chết.

1. Thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn

Thoái hóa ở ngô

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

- Hiện tượng tự thụ phấn ở cây giao phấn → các cặp gen lặn có tỷ lệ xuất hiện ở trạng thái đồng hợp lặn cao → đa số biểu hiện các tính trạng xấu.

2. Thoái hóa do giao phối gần ở động vật

- Giao phối gần là: sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.

- Các thế hệ sau: sự sinh trưởng, phát triển yếu, xuất hiện con quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non

- Cũng giống như tự thụ phấn ở thực vật, giao phối gần làm xuất hiện các cặp gen đồng hợp lặn → đa số biểu hiện các tính trạng xấu.

Vịt con 4 chân, lợn con có cột sống yếu và móng chân phát sáng

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

II. NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA

- Tỷ lệ các kiểu gen qua các thế hệ tự thụ phấn:

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần

- Nhận xét: tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.

- Tự thụ phấn hoặc giao phối gần qua nhiều thế hệ → các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp → có thể gây hại cho cơ thể.

- Tuy nhiên, 1 số loài thực vật thụ phấn nghiêm ngặt (đậu Hà Lan, cà chua…), động vật thường xuyên giao phối gần (chim bồ câu, chim cu gáy …) không bị thoái hóa khi tự thụ phấn hay giao phối gần vì hiện tại chúng mang các cặp gen đồng hợp không gây hại.

III. VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP TỰ THỤ PHẤN BẮT BUỘC VÀ GIAO PHỐI CẬN HUYẾT TRONG CHỌN GIỐNG

Trong chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần để:

- Củng cố, duy trì đặc tính mong muốn

- Tạo dòng thuần

- Loại bỏ gen xấu gây hại ra khỏi quần thể

- Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai

B. Giải bài tập Sinh học 9 bài 34

C. Trắc nghiệm Sinh học 9 bài 34

Câu 1: Biểu hiện của thoái hoá giống là

A. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng

B. Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ

C. Năng suất thu hoạch luôn được tăng lên

D. Con lai có sức sống kém dần

Đáp án: D

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây không phải của thoái hóa giống

A. Các cá thể có sức sống kém dần

B. Sinh trưởng kém, phát triển chậm

C. Khả năng chống chịu tốt với các điều kiện môi trường

D. Nhiều bệnh tật xuất hiện

Đáp án: C

Câu 3: Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa

A. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau

B. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây

C. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau và mang kiểu gen khác nhau

D. Hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau

Đáp án: C

Câu 4: Giao phối cận huyết là

A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ

B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen

C. Giao phối giữa các cá thể có cùng kiểu gen khác nhau

D. Giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa con cái với bố mẹ chúng

Đáp án: D

Câu 5: Hiện tượng dưới đây xuất hiện do giao phối gần là

A. Con ở đời F1 luôn có các đặc điểm tốt

B. Con luôn có nguồn gen tốt của bố mẹ

C. Xuất hiện quái thai, dị tật ở con

D. Con thường sinh trưởng tốt hơn bố mẹ

Đáp án: D

Câu 6: Hiện tượng xuất hiện ở thế hệ sau nếu thực hiện tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn là

A. Có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường

B. Con cháu xuất hiện ngày càng đông, có nhiều kiểu gen, kiểu hình

C. Cho năng suất cao hơn thế hệ trước

D. Sinh trưởng và phát triển chậm, bộc lộ tính trạng xấu

Đáp án: D

Câu 7: Hiện tượng không xuất hiện khi cho vật nuôi giao phối cận huyết là

A. Sức sinh sản ở thế hệ sau giảm

B. Con cháu xuất hiện các đặc điểm ưu thế so với bố mẹ

C. Xuất hiện quái thai, dị hình

D. Tạo ra nhiều kiểu gen mới trong bầy, đàn.

Đáp án: B

Câu 8: Tại sao ở một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt và ở động vật thường xuyên giao phối gần không bị thoái hóa?

A. Vì chúng có những gen đặc biệt có khả năng kìm hãm tác hại của những cặp gen lặn gây hại

B. Vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng

C. Vì chúng có những gen gây hại đã làm mất khả năng hình thành hợp tử

D. Vì chúng là những loài sinh vật đặc biệt không chịu sự chi phối của các quy luật di truyền

Đáp án: B

Câu 9: Kết quả dẫn đến về mặt di truyền khi cho giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn là

A. Giảm tỉ lệ thể dị hợp và tăng tỉ lệ thể đồng hợp trong quần thể

B. Sự đa dạng về kiểu gen trong quần thể

C. Sự đa dạng về kiểu hình trong quần thể

D. Làm tăng khả năng xuất hiện đột biến gen

Đáp án: A

Câu 10: Thoái hoá giống dẫn đến thế hệ sau có biểu hiện

A. Sức sống kém dần

B. Sinh trưởng và phát triển chậm, chống chịu kém

C. Nhiều tính trạng xấu, có hại bộc lộ

D. Tất cả các biểu hiện nói trên

Đáp án: D

Câu 11: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống là

A. Giao phối xảy ra ở thực vật

B. Giao phối ngẫu nhiên xảy ra ở động vật

C. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật

D. Lai giữa dòng thuần chủng khác nhau

Đáp án: C

Câu 12: Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng vẫn được sử dụng trong chọn giống vì

A. Để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần chủng

B. Tạo ra giống mới để góp phần phát triển chăn nuôi và trồng trọt

C. Là một biện pháp quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi và trồng trọt

D. Tạo ra nhiều biến dị và tổ hợp đột biến mới

Đáp án: A

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 9, Giải Vở BT Sinh Học 9, Chuyên đề Sinh học 9, Giải bài tập Sinh học 9, Tài liệu học tập lớp 9

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Sinh học 9

    Xem thêm