Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh 9 bài 4 Lai hai cặp tính trạng

VnDoc xin giới thiệu Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 4 Lai hai cặp tính trạng bao gồm phần lý thuyết quan trọng được học trong chương trình Sinh học lớp 9 bài 4. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài, từ đó học tốt môn Sinh 9 hơn.

A. Lý thuyết Sinh học 9 bài 4

I. Thí nghiệm của Menđen

- Đem lai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản: hạt màu vàng, vỏ trơn và hạt màu xanh vỏ nhăn.

- Thí nghiệm:

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 4: Lai hai cặp tính trạng

- Phân tích kết quả thí nghiệm của Menden

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 4: Lai hai cặp tính trạng

- Tỷ lệ của từng cặp tính trạng:

+ Vàng : Xanh ≈ 3 : 1 theo qui luật phân li của Menden thì tính trạng trội là vàng chiếm 3/4, tính trạng lặn là xanh chiếm 1/4.

+ Xanh : Nhăn ≈ 3 : 1 theo qui luật phân li của Menden thì tính trạng trội là trơn chiếm 3/4, tính trạng lặn là nhăn chiếm 1/4.

- Nhận xét: Tỉ lệ các kiểu hình ở F2 chính bằng tích tỉ lệ của từng tính trạng hợp thành nó.

+ Hạt vàng, trơn = 3/4 vàng × 3/4 trơn = 9/16

+ Hạt vàng, nhăn = 3/4 vàng × 1/4 nhăn = 3/16

+ Hạt xanh, trơn = 1/4 xanh × 3/4 trơn = 3/16

+ Hạt xanh, nhăn = 1/4 xanh × 1/4 nhăn = 1/16

- Tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2 = 9 : 3 : 3 : 1 = (3 : 1) (3 : 1) (tỷ lệ phân li của từng cặp tính trạng). Các tính trạng màu sắc và hình dạng quả phân li độc lập với nhau.

- Kết luận:

“Khi hai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó”.

II. Biến dị tổ hợp

- Quan sát thí nghiệm ta nhận thấy:

+ Ở F2, ngoài các các kiểu hình giống bố mẹ ở P là vàng, trơn và xanh nhăn.

+ Xuất hiện thêm các tính trạng khác là xanh, trơn và vàng nhăn được gọi là biến dị tổ hợp.

- Biến dị tổ hợp: chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng của P đã làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.

- Ý nghĩa: làm phong phú di truyền ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối).

B. Giải Sinh học 9 bài 4

Mời các bạn tham khảo lời giải bài tập SGK Sinh học 9 bài 4 tại Giải bài tập Sinh học lớp 9 bài 4

C. Trắc nghiệm Sinh học 9 bài 4

................................

Bài tiếp theo: Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 5

Mời các bạn tham khảo toàn bộ lý thuyết Sinh học 9 tại chuyên mục Lý thuyết Sinh học 9 trên VnDoc. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm Chuyên đề Sinh học 9, Giải bài tập Sinh học 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
23
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Sinh học 9

    Xem thêm