Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh học 9 bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

A. Giải bài tập Sinh học 9 bài 44

B. Lý thuyết Sinh học 9 bài 44

I. QUAN HỆ CÙNG LOÀI

- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể.

- Trong một nhóm cá thể, chúng có mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau.

+ Chúng hỗ trợ nhau trong việc trống lại kẻ thù, di cư, tìm kiếm thức ăn, chống chọi với môi trường…

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

+ Tuy nhiên, khi gặp điều kiện bất lợi (thiếu thức ăn, nơi ở, số lượng cá thể tăng quá cao…) các cá thể trong nhóm sẽ cạnh tranh lẫn nhau.

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Khi đó dẫn tới hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.

II. QUAN HỆ KHÁC LOÀI

Các sinh vật khác loài có quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối địch.

1. Quan hệ hỗ trợ khác loài

- Quan hệ hỗ trợ khác loài là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật.

- Các mối quan hệ hỗ trợ khác loài điển hình gồm có: Cộng sinh, hội sinh.

a. Quan hệ cộng sinh

- Trong mối quan hệ cộng sinh, có sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật, mỗi loài chỉ có thể sống và phát triển tốt nếu có sự hợp tác của loài kia.

- Ví dụ:

+ Cộng sinh giữa tảo đơn bào với nấm trong địa y: Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo; tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng Mặt Trời tổng hợp nên các chất hữu cơ; nấm và tảo đều sử dụng sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.

+ Cộng sinh giữa kiến và rệp: Rệp sản xuất thức ăn có đường cho kiến, ngược lại, kiến chăm sóc và bảo vệ rệp trước những loài động vật ăn thịt.

b. Quan hệ hội sinh

- Trong mối quan hệ hội sinh, có sự hợp tác giữa hai loài sinh vật trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại.

- Ví dụ:

+ Cá ép bám vào rùa biển: Cá ép được lợi vì được đưa đi xa còn rùa biển không có lợi cũng không có hại.

+ Cây phong lan bám trên thân cây gỗ lớn: Cây phong lan có lợi vì được được vươn lên cao lấy ánh sáng, cây gỗ lớn không có lợi cũng không có hại.

2. Quan hệ đối địch khác loài

- Trong mối quan hệ đối địch khác loài, một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại.

- Các mối quan hệ đối địch khác loài điển hình gồm có: Cạnh tranh, kí sinh – nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác.

a. Quan hệ cạnh tranh

- Trong quan hệ cạnh tranh, các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.

- Ví dụ:

+ Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

+ Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.

b. Quan hệ kí sinh, nửa kí sinh

- Trong quan hệ kí sinh, nửa kí sinh, sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu,… từ sinh vật đó. Vật kí sinh thường không giết chết vật chủ.

- Ví dụ:

+ Giũn đũa sống trong ruột người.

+ Cây tơ hồng sống kí sinh trên cây gỗ.

c. Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác

- Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ,… Vật ăn thịt sẽ giết chết con mồi, số lượng vật ăn thịt và con mồi sẽ khống chế lẫn nhau.

- Ví dụ:

+ Cây nắp ấm bắt côn trùng.

+ Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ.

C. Trắc nghiệm Sinh học 9 bài 44

Câu 1: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm do nguyên nhân nào?

A. Môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội.

B. Số lượng cá thể tăng quá cao.

C. Con đực tranh giành nhau con cái.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Đáp án: B

Câu 2: Sự hợp tác có lợi giữa các loài sinh vật là quan hệ nào?

A. Hỗ trợ

B. Cộng sinh

C. Hội sinh

D. Cạnh tranh

Đáp án: D

Câu 3: Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ?

A. Số lượng cây mọc nhiều trong một diện tích nhỏ

B. Cây thiếu ánh sáng

C. Cây không lấy đủ dinh dưỡng

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Đáp án: D

Câu 4: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng "tự tỉa” ở thực vật là mối quan hệ gì?

A. Cạnh tranh

B. Sinh vật ăn sinh vật khác

C. Hỗ trợ

D. Cộng sinh

Đáp án: A

Câu 5: Hai mối quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài quan hệ gì?

A. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch

B. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế

C. Quan hệ đối địch và quan hệ ức chế

D. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ

Đáp án: A

Câu 6: Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật và thực vật bắt sâu bọ thuộc quan hệ khác loài nào sau đây?

A. Cộng sinh

B. Sinh vật ăn sinh vật khác

C. Cạnh tranh

D. Kí sinh

Đáp án: B

Câu 7: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật làm giảm năng suất vật nuôi cây trồng?

A. Trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí.

B. Cần tỉa thưa với cây trồng và tách đàn với vật nuôi khi cần thiết (mật độ của chúng quá cao).

C. Cung cấp cho chúng đủ nước và chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời cần vệ sinh môi trường sạch sẽ.

D. Cả A, B và C

Đáp án: D

Câu 8: Trong quan hệ đối địch giữa các loài sinh vật thì:

A. không loài nào có lợi

B. không loài nào bị hại

C. có ít nhất 1 loài bị hại

D. cả hai loài đều bị hại

Đáp án: C

Câu 9: Hiện tượng rễ của các cây cùng loài sống gần nhau nối liền với nhau biểu thị mối quan hệ gì?

A. Hỗ trợ

B. Cộng sinh

C. Hội sinh

D. Cạnh tranh

Đáp án: A

Câu 10: Ví dụ nào dưới đây biểu hiện quan hệ cộng sinh?

A. Địa y sống bám trên cành cây.

B. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.

C. Vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ đậu.

D. Giun đũa sống trong ruột người.

Đáp án: C

Câu 11: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ?

A. Ký sinh

B. Cạnh tranh

C. Cộng sinh

D. Hội sinh

Đáp án: D

Câu 12: Chọn phát biểu ĐÚNG trong các phát biểu sau:

A. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.

B. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nguồn thức ăn nhanh chóng.

C. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn.

D. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm tăng nguồn thức ăn.

Đáp án: C

Câu 13: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào là quan hệ cộng sinh?

A. Ấu trùng trai bám trên da cá

B. Vi khuẩn trong nốt sần cây họ đậu

C. Địa y bám trên cành cây

D. Cây Tầm gửi sống trên cây hồn

Đáp án: B

Câu 14: Ví dụ về tảo gây tử vong cho nhiều loài tôm, cá… bằng cách tiết chất độc vào môi trường nước gây hiện tượng thủy triều đỏ thuộc quan hệ nào?

A. cạnh tranh

B. ức chế - cảm nhiễm

C. đối địch

D. sinh vật này ăn sinh vật khác

Đáp án: B

Câu 15: Địa y sống bám trên cành cây. Giữa địa y và cây có mối quan hệ theo kiêu nào dưới đây?

A. Hội sinh.

B. Cộng sinh.

C. Kí sinh.

D. Nửa kí sinh.

Đáp án: A

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 9, Giải Vở BT Sinh Học 9, Chuyên đề Sinh học 9, Giải bài tập Sinh học 9, Tài liệu học tập lớp 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Sinh học 9

    Xem thêm