Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sinh 9 bài 25: Thường biến

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 25: Thường biến tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Sinh học 9 bài 25, giúp các em nắm vững kiến thức, vận dụng vào trả lời câu hỏi liên quan trong bài. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Lý thuyết Sinh học 9 bài 25

I. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA KIỂU HÌNH DO TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG

- Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

Ví dụ: Sự thay đổi kiểu hình của cây rau mác, cây dừa nước, cây su hào với những điều kiện môi trường khác nhau

thường biến

→ Sự biểu hiện ra kiểu hình bên ngoài của một cơ thể phụ thuộc vào kiểu gen và môi trường. Trong đó, kiểu gen là yếu tố không thay đổi, còn môi trường thay đổi.

- Đặc điểm của thường biến:

  • Biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định
  • Không di truyền được

- Vai trò: giúp sinh vật thích nghi được với sự thay đổi nhất thời hoặc có chu kì của môi trường.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GEN, MÔI TRƯỜNG VÀ KIỂU HÌNH

- Nghiên cứu thường biến cho thấy, bố mẹ không truyền cho con những tính trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà truyền cho con kiểu gen quy định cách phản ứng của kiểu hình đó trước môi trường.

→ Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

+ Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, thường ít chịu ảnh hưởng của môi trường. Ví dụ: Tính trạng màu mắt, tính trạng hàm lượng lipit trong sữa bò, tính trạng hình dạng và màu sắc của giống lúa nếp cẩm, tính trạng màu lông của lợn Ỉ Nam Định,…

+ Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường nên biểu hiện kiểu hình rất khác nhau. Ví dụ: Tính trạng số hạt lúa trên một bông của một giống lúa, tính trạng lượng sữa vắt được trong một ngày của một giống bò, tính trạng sản lượng trứng,… → Đối với những tính trạng số lượng, trong sản xuất, cần phải chú ý ảnh hưởng khác nhau của môi trường (điều kiện trồng trọt và chăn nuôi) để thu được năng suất cao.

III. MỨC PHẢN ỨNG

Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ 1 gen hay 1 nhóm gen) trước môi trường khác nhau.

Tập hợp các kiểu màu sắc thân của tắc kè trong các môi trường khác nhau.

- Ví dụ:

+ Tập hợp các màu sắc thân khác nhau chính là mức phản ứng của kiểu gen quy định màu sắc thân ở tắc kè.

+ Giống lúa DR2 có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình quân 4,5 – 5,0 tấn/ha.

- Đặc điểm:

+ Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được.

+ Mỗi gen có một mức phản ứng riêng.

+ Sinh vật có mức phản ứng càng rộng thì khả năng thích nghi càng cao.

B. Giải Sinh học 9 bài 25

C. Trắc nghiệm Sinh học 9 bài 25

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 9, Giải Vở BT Sinh Học 9, Chuyên đề Sinh học 9, Giải bài tập Sinh học 9, Tài liệu học tập lớp 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Sinh học 9

    Xem thêm