Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân lớp 9

Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ Cảnh ngày xuân

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.

1. Phân tích Cảnh ngày xuân

Nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du, người ta thường nhắc ngay đến “Truyện Kiều” - một kiệt tác mang tầm thế giới của ông. “Truyện Kiều” là một sáng tác mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, trường tồn trước dòng chảy của thời gian. Mỗi trích đoạn trong kiệt tác này đều mang một giá trị trọn vẹn về cả nghệ thuật lẫn nội dung. Bởi vậy, không ít người tìm đến “Truyện Kiều” từ những trích đoạn ngắn để thẩm thấu từng phần một. Đối với em, thì đoạn trích “Cảnh ngày xuân” chính là cánh cửa đầu tiên giúp em bước đến với “Truyện Kiều”.

“Cảnh ngày xuân” là một đoạn trích tập trung chủ yếu khai thác cảnh thiên nhiên vào ngày xuân, trước khi cuộc đời của Thúy Kiều chính thức bước vào những biến cố. Đây cũng là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất giúp thể hiện tài năng miêu tả cảnh thiên nhiên của cây bút Nguyễn Du. Ở bốn câu thơ đầu trong “Cảnh ngày xuân”, một bức tranh ngày xuân tươi đẹp đã được phác họa chỉ từ vài nét bút đơn giản:

Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Tác giả đã khéo léo thể hiện cảm quan của mình về tốc độ trôi qua nhanh chóng của thời gian, qua hình ảnh con chim én chao liệng như thoi đưa trên nền trời. Đồng thời cũng từ chi tiết đó mà gợi tả nên một không gian bầu trời mùa xuân rộng lớn, quang đãng, tràn ngập ánh sáng và sự tự do. Với cột mốc thời gian cụ thể: tháng thứ ba của mùa xuân, nhà thơ gợi mở trước về những hình ảnh đặc sắc nhất vào thời điểm này. Khi trời không còn chớm lạnh mà đã trở nên ấm áp và tươi mới.

Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Bằng bút pháp chấm phá điểm nhãn, Nguyễn Du chọn ra hai gam màu tiêu biểu nhất là sắc xanh tươi tràn ngập sức sống của cỏ non và sắc trắng tinh khôi của hoa lê để gợi tả nên một vườn xuân rạo rực nhựa sống. Hình ảnh vạt cỏ trải dài tít tắp đến tận chân trời và lác đác những đóa hoa lê nhỏ vẽ nên một không gian khoáng đạt, rộng rãi và đậm chất thơ. Chỉ với hai nét bút ấy mà Nguyễn Du đã đưa đến cho người đọc một bức tranh thiên nhiên thật sinh động và giàu sức sống.

Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Ở sáu câu thơ tiếp theo, tác giả tập trung vào miêu tả hình ảnh con người trên bức tranh thiên nhiên đã miêu tả ở bốn câu thơ đầu. Đó là khung cảnh lễ hội diễn ra vào tháng ba hàng năm: lễ tảo mộ và hội đạp thanh. Người dân đến với vùng ngoại ô xanh mướt này vừa để tảo mộ tổ tiên - một truyền thống có từ lâu đời và cũng là để ngắm cảnh, du xuân. Các tính từ “gần xa”, “nô nức”, “dập dìu” cùng những danh từ chỉ sự vật “yến anh”, “chị em”, “tài tử giai nhân”, “ngựa xe”, “áo quần” đã khắc họa nên sự đông đúc, nhộn nhịp, sôi động của lễ hội đang diễn ra. Hai hình ảnh so sánh “ngựa xe như nước” và “áo quần như nêm” phối hợp với nhau đã góp phần diễn tả sự đông đúc, chật kín dòng người di chuyển trong lễ hội.

Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay

Hòa với bầu không khí tươi vui, nô nức của các nam thanh nữ tú đến đạp thanh ấy, mọi người cũng không quên thực hiện phần lễ tảo mộ của mình. Hoạt động trang nghiêm ấy được Nguyễn Du tái hiện bằng cách chọn những chi tiết tiêu biểu nhất “tro tiền giấy bay”. Kết hợp với từ láy “ngổn ngang”, một khung cảnh những ngôi mộ ở gần nhau đang được con cháu dâng hương, đốt tiền giấy được tái hiện chân thực. Cho thấy tác giả là người rất hiểu và trân trọng truyền thống tảo mộ của dân tộc ta.

Như ở bốn câu thơ đầu, tác giả đã từng cảm thán rằng thời gian ngày xuân trôi qua thật nhanh. Nên đến sáu câu thơ cuối, ngày xuân đã về đến cuối, ánh chiều tà đã bắt đầu buông xuống mặt đất.

Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

Lễ hội kết thúc, dòng người cũng vãn dần, chị em Thúy Kiều cũng phải trở về nhà. Tính từ “thơ thẩn” đã khắc họa rõ nét nhất cảm xúc của họ lúc bấy giờ. Đó là những bâng khuâng, tiếc nuối nhẹ nhàng và man mác, khó có thể định nghĩa rõ ràng hay diễn tả thành lời. Tác giả đã khéo léo sử dụng liên tiếp các từ láy “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ” để làm rõ hơn, kéo dài hơn những cảm xúc ấy của người thiếu nữ nhạy cảm. Họ cố gắng quan sát khung cảnh xung quanh thêm một lần nữa, cố gắng chậm bước chân đi để níu kéo những giây phút cuối cùng ở nơi thiên nhiên tươi đẹp này. Những hành động, cảm xúc ấy hòa với cảnh thiên nhiên chiều tà gợi lên cảm giác buồn thương, tiếc nuối nhạt nhòa. Đó không chỉ là “tức cảnh sinh tình”, mà còn là những dự cảm về tương lai phía trước của Thúy Kiều sau chuyến du xuân hôm nay.

Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” tập trung vào khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, sống động và tràn ngập sức sống. Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều những từ láy, tính từ đắt giá, kết hợp với bút pháp tả cảnh ngụ tình, chấm phá điểm nhãn. Từ đó đưa tới người một bức tranh mùa xuân tươi đẹp, ấn tượng và đậm chất trữ tình.

2. Dàn ý phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân

>> Tham khảo dàn ý chi tiết tại đây Dàn ý phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân

3. Phân tích Cảnh ngày xuân Ngắn gọn

>> Tham khảo bài văn mẫu Ngắn gọn tại đây: Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân Ngắn nhất

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 9 Sách mới

    Xem thêm