Lập dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày Tết lớp 9
Dàn ý Thuyết minh về bánh chưng lớp 9
Dàn ý Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết - Mẫu 1
a) Mở bài: Giới thiệu về sự vật mà em muốn thuyết minh: bánh chưng vào ngày Tết
b) Thân bài:
- Thuyết minh về nguyên liệu:
- bánh chưng được gói bằng lá chuối hoặc lá dong xanh, buộc bằng dây lạt (chẻ từ tre, nứa)
- bánh chưng có phần nhân gồm đỗ xanh, thịt lợn (nhân mặn) hoặc chuối (nhân ngọt), bao quanh bên ngoài là gạo nếp
- Thuyết minh về quá trình làm bánh chưng:
- các nguyên liệu thường được chuẩn bị trước một ngày (rửa lá và phơi khô, chẻ lạt, ướp thịt lợn, ngâm gạo nếp hoặc xào ở một số vùng…)
- khi gói bánh, đầu tiên sẽ trải lớp lá ra, sau đó đổ một lớp gạo nếp, rồi cho nhân vào giữa, và trải lên lớp nếp còn lại
- sau đó dùng sự khéo léo gói phần lá lại thật chặt để cố định phần bánh bên trong không xô lệch
- vuốt các góc bánh cho vuông vức rồi dùng lạt buộc chặt lại để nước không lọt vào khi luộc
- bánh chưng được luộc với lửa lớn trong khoảng từ 8 đến 10 tiếng cho bánh chín nhừ rồi vớt ra để nguội
- khi ăn bánh dẻo bùi, hòa quyện hương vị của các nguyên liệu
- Thuyết minh ý nghĩa của bánh chưng:
- theo truyền thuyết Bánh chưng bánh giày, bánh chưng thể hiện sự hòa hợp giữa cỏ cây và muôn loài, thể hiện sự bao bọc của đất trời với loài vật
- tục gói bánh chưng còn thể hiện sự biết ơn của người dân tới mẹ thiên nhiên khi cho mình một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu
- hoạt động gói bánh chưng còn giúp tạo không khí Tết, là cơ hội cho cả gia đình sum vầy, đoàn tụ, cho trẻ em được thức trông nồi bánh chưng
c) Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của em với món bánh chưng ngày Tết
Dàn ý Thuyết minh về bánh chưng ngày tết - Mẫu 2
1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: bánh chưng ngày tết.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
- Bánh chưng theo dân gian ta có xuất phát từ câu truyện cổ tích “Bánh chưng bánh giầy”, người phát minh là Lang Liêu, con vị vua Hùng thứ 6. Nhờ 2 món bánh này mà chàng đã trở thành vua, từ đó bánh chưng trở thành một món ăn không thể thiếu vào dịp lễ tết.
b. Thuyết minh chi tiết
- Bánh chưng có hình vuông, được gói từ lá dong xanh và buộc bằng lá giang hoặc dây lạt.
- Nguyên liệu làm bánh chưng: gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn (thịt ba chỉ), lá dong, lạt buộc và một số gia vị (muối, tiêu,…).
- Chuẩn bị: lá dong rửa sạch, cắt bỏ cuống cho vuông vắn bằng nhau, gạo nếp sau khi ngâm thì rửa sạch, đậu xanh bỏ vỏ, đồ nhuyễn, thịt lợn cắt miếng khoảng hai đột ngón tay, lạt giang chẻ nhỏ.
- Quy trình gói bánh: lấy chiếc khuôn hình vuông sau đó xếp lá theo 4 góc vuông của khuôn, đổ lần lượt gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, đậu xanh, gạo nếp vào trong khuôn đã xếp lá cho thật vuông vắn sau đó gấp phần lá còn lại cho chê hết được nguyên liệu bên trong rồi dùng lạt buộc chặt bánh lại.
- Để nấu bánh chưng, người ta chuẩn bị một chiếc nồi bên dưới phủ lá dong còn thừa rồi xếp bánh ngay ngắn, đổ nước ngập bánh rồi bắc lên bếp đun trong khoảng 8-12 tiếng tùy kích cỡ to nhỏ của bánh. Trong quá trình đun, cần phải thường xuyên xem nước trong nồi đã cạn chưa và đổ thêm nước để tránh tình trạng bánh bị cháy.
- Sau khi bánh chín, vớt ra để ráo rồi lấy khăn lau sạch bề mặt bánh, chỉnh lại dây lạt cho bánh đẹp nhất có thể, để cho bánh nguội là có thể sắp lên bàn thờ, mang đi biếu hoặc ăn luôn.
c. Ý nghĩa của bánh chưng ngày tết
- Bánh chưng là nét đẹp văn hóa, là một trong những biểu tượng của ngày tết cổ truyền Việt Nam. Nó không chỉ là món ăn mà còn là tinh thần được lưu truyền bao năm tháng.
3. Kết bài: Khái quát lại những giá trị, ý nghĩa của bánh chưng ngày tết và nêu lên trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn nét đẹp này.
Dàn ý Thuyết minh về bánh chưng ngày tết - Mẫu 3
1. Mở bài: Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng.
2. Thân bài
- Nguồn gốc bánh chưng
- Bánh chưng được ra đời từ rất lâu, loại bánh này có liên quan đến Lang Liêu trong thời vua Hùng Vương thứ 6, đây chính là người đã làm ra.
- Bánh chưng luôn muốn nói rằng sự quan trọng vai trò hết sức lớn lao của nền văn minh lúa nước.
- Ý nghĩa của loại bánh này
- Bánh chưng mô phỏng và tượng trưng cho đất, nhắc nhớ con người phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta.
- Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá dong, lá chuối dùng gói bánh
- Gạo nếp ngon
- Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh
- Thực hiện:
- Công đoạn gói bánh
- Công đoạn luộc bánh
- Công đoạn ép và bảo quản bánh khi bánh chưng đã chín.
- Bánh chưng dùng làm gì?
- Bánh chưng để biếu cho người thân, bạn bè.
- Dùng chiêu đãi khách đến nhà.
- Thờ cúng tổ tiên trong ngày tết.
- Tầm quan trọng, vị thế của bánh chưng
3. Kết bài
M: Bánh chưng loại bánh có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc, trải qua hàng nghìn năm bánh vẫn không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ nguyên tinh thần đến ngày nay. Bánh chưng vẫn là nét đẹp trong ẩm thực và nhắc nhở con người về nền văn minh lúa nước.
Dàn ý Thuyết minh về bánh chưng ngày tết - Mẫu 4
a) Mở bài: Giới thiệu khái quát về loại bánh chưng
b) Thân bài:
- Nguồn gốc của bánh chưng: Liên quan đến hoàng tử Lang Liêu của vua Hùng Vương thứ 6, nhắc nhở con cháu nhớ đến truyền thống dân tộc và coi trọng nền văn minh lúa nước.
- Quan niệm về loại bánh này: Bánh chưng thì tượng trưng cho đất, nhắc sự biết ơn. Tôn trọng mảnh đất đã nuôi sống con người Việt Nam cũng như nhấn mạnh nền văn minh lúa nước của dân tộc.
- Quá trình chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá dong, lá chuối
- Gạo nếp thơm ngon
- Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh
- Quá trình chế biến:
- Gói bánh
- Luộc bánh
- Ép và bảo quản sau khi bánh chín
- Sử dụng bánh
- Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiên
- Làm quà biếu cho người thân
- Dùng để đãi khách
- Dùng để dùng trong gia đình
- Vị trí của bánh trong ngày tết
c) Kết bài: Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam
Dàn ý Thuyết minh về bánh chưng ngày tết - Mẫu 5
1. Mở bài: Chúng ta giới thiệu khái quát về loại bánh chưng trong ngày Tết
2. Thân bài:
- Nguồn gốc của bánh chưng
- Quan niệm về loại bánh chưng
- Quá trình chuẩn bị nguyên liệu: Lá dong, lá chuối, gạo nếp thơm ngon, thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh.
- Quá trình chế biến: Gói bánh, luộc bánh, ép và bảo quản sau khi bánh chín.
- Sử dụng bánh
- Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiên
- Làm quà biếu cho người thân
- Dùng để đãi khách
- Để dùng trong gia định
- Vị trí của bánh trong ngày tết
3. Kết bài: Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa và cảm nghĩ của bạn
Dàn ý Thuyết minh về bánh chưng ngày tết - Mẫu 6
1. Mở bài: Giới thiệu món ăn yêu thích
M: Vào mỗi dịp tết, chúng ta thường làm các món ăn truyền thống như: bánh tét, bánh giày, mứt,…. Những môn ăn này luôn có mặt trong tất cả các lễ tết. một món bánh truyền thống có từ lâu đời, có vào các ngày lễ. một món ăn mà em rất yêu thích là bánh chưng. Món ăn này rất ngon và bổ ích, em rất thích ăn bánh chưng.
2 Thân bài: Thuyết minh về bánh chưng
a) Nguồn gốc bánh chưng:
- Sự tích bánh chưng:
- Bánh chưng được lưu truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6
- Món bánh này nói đến sự nhắc nhở của Vua đến sự quan tâm đến và biết ơn đến lúa nước.
- Quan niệm truyền thống của bánh chưng:
- Bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa
- Bánh chưng tượng trưng cho trời
b) Nguyên liệu làm bánh:
- Lá gói bánh
- Lạc buột
- Gạo nếp
- Đỗ xanh
- Gia vị khác
- Phụ màu
c) Quy trình chuẩn bị gói bánh:
- Lá gói bánh: lá dong hoặc lá chuối, rửa lá cho sạch rồi phơi khô
- Gạo nếp: được vo sạch, ngâm để hạt được mềm
- Đỗ xanh: ngâm tách vỏ, giã nguyễn, trộn với thịt
- Thịt lợn: rửa sạch, cắt nhỏ và ướt gia vị
c) Quy trình thực hiện:
- Gói banh: bánh được gói bằng tay, khuôn bánh khoảng 25 cmx 25cm
- Luộc bánh: bánh được luộc trong nước, và luộc khoảng 10 đến 12 tiếng
- Sử dụng bánh
- Bánh được dung để cúng vào ngày tết
- Bánh dược dung để đón tết
- Bánh được dung để biếu người thân
3. Kết bài: cảm nghĩ của em về món ăn em yêu thích
- Bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam
- Chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc