Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Ngắn gọn

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích ngắn gọn

“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích thuộc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đoạn trích này là đỉnh cao trong nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật và tả cảnh ngụ tình của nhà thơ.

Trong sáu câu thơ đầu của đoạn trích, nhà thơ tập trung miêu tả đặc điểm về không gian và thời gian xung quanh nhân vật. Không gian được miêu tả là khoảnh không rộng lớn, mênh mông nhưng hoang vắng với chiều kích được đẩy đến tột cùng mà Kiều nhìn thấy khi ngồi trên lầu cao. Từ đó khắc họa sự cô đơn, quạnh quẽ của cô khi bị giam cầm. Cùng lúc ấy, trời cũng dần về chiều tối - khoảnh khắc các gia đình sum họp sau một ngày dài. Điều đó khiến cô càng thêm buồn bã, cô đơn hơn bao giờ hết. Sự lạc lõng ấy khiến Kiều chỉ có thể nhìn mình, tự nói chuyện với chính mình, nhưng lại càng thêm bẽ bàng trước tình cảm của bản thân.

Bước sang tám câu thơ tiếp theo, những cảm xúc thương nhớ trong lòng Thúy Kiều bắt đầu được bộc bạch, giãi bày với ánh trăng trên cao. Trước hết là nỗi nhớ về chàng người yêu Kim Trọng. Nguyễn Du khéo léo sử dụng từ “tưởng” để khắc họa hành động vừa thương nhớ vừa tưởng tượng về hình ảnh người mình yêu của Kiều. Dẫu tình cảm hiện tại bẽ bàng, thì tấm lòng của cô dành cho chàng vẫn mãi sắt on như thuở ban đầu. Sau nỗi nhớ người yêu, Kiều lại nhớ đến cha mẹ. Cô “xót” cho cha mẹ già sáng chiều mong ngóng tin con, lại tự trách bản thân không chăm sóc được cho hai người khi tuổi cao sức yếu. Việc Kiều nhớ đến người yêu trước cha mẹ, hoàn toàn không phải là bất hiếu. Mà vì cô đã bán mình chuộc cha, phần nào báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Còn với Kim Trọng, cô lại phá vỡ lời hẹn thề của hai người, ra đi không lời từ biệt. Chính vì thế, mà cô luôn canh cánh với người thương của mình.

Đến tám câu thơ cuối, điệp ngữ “buồn trông” được Nguyễn Du lặp lại bốn lần ở đầu các câu lục. Chúng tạo nên âm hưởng trầm buồn cho đoạn thơ, đồng thời nhấn mạnh nỗi buồn xếp thành tầng tầng lớp lớp. Ngồi trên lầu cao, Kiều nhìn thấy những cánh buồm, cánh hoa mỏng manh thoắt ẩn thoắt hiện, trôi đi vô định, chẳng rõ là về đâu. Nó như báo hiệu một tương lai mờ mịt phía trước của cuộc đời nàng. Thậm chí nàng còn cảm nhận được từng đợt gió cuốn mặt duềnh, từng tiếng sóng ầm ầm đang kêu quanh ghế ngồi. Sự mạnh bạo đó của thiên nhiên chính là dông bão trong nội tâm của nàng, đang bộc lộ những bất an, lo sợ của nàng về tương lai phía trước.

Xuyên suốt toàn bộ đoạn trích, Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để khắc họa diễn biến nội tâm sâu sắc của nhân vật Thúy Kiều. Từ đó khơi dậy sự đồng cảm, yêu mến của người đọc dành cho số phận long đong, bất hạnh của cô.

Dàn ý Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích

>> HS tham khảo các dàn ý chi tiết tại đây Dàn ý Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

>> HS tham khảo các bài văn mẫu Hay, Chi tiết tại đây: Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 9 Sách mới

    Xem thêm