Dàn ý Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Dàn ý
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.
1. Dàn ý Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về đoạn trích mà em muốn phân tích: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
2. Thân bài:
a) Phân tích 14 dòng thơ đầu:
- Xuất hiện hai tuyến nhân vật hoàn toàn đối lập nhau:
- Nhân vật chính nghĩa: Lục Vân Tiên
- Nhân vật phi chính nghĩa: bọn cướp Phong Lai
→ Hai tuyến nhân vật này được phân chia một cách rõ rệt, một bên hoàn toàn chính nghĩa, một bên hoàn toàn xấu xa, gian tà, không có sự trung gian
- Trận chiến giữa Lục Vân Tiên và đám cướp Phong Lai: hoàn toàn nghiêng về phía chính nghĩa là Lục Vân Tiên, nhằm thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật này:
- Quang minh lỗi lạc: hô to cho bọn cướp biết sự hiện diện của mình trước khi giao đấu, không hề đánh lén (“Kêu rằng: Bớ đảng hung đồ…”
- Dũng cảm, trượng nghĩa: dù chỉ có một mình, không có vũ khí vẫn chủ động giao đấu với đám cướp độc ác để cứu người
- Tài giỏi, thiện nghệ, dũng mãnh: một mình với cây gậy bên đường đã đánh tan bọn cướp hung ác có vũ khí sắc bén, được so sánh với “Triệu Tử phá vòng Đương Dang”
→ Trận chiến giữa hai bên diễn ra với chiến thắng tất yếu thuộc về phe chính nghĩa - Lục Vân Tiên
→ Các chi tiết miêu tả sự thất bại, hèn hạ của nhóm cướp (vỡ tan, quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay, thác rày thân vong) giúp làm nổi bật thêm tư thế oai hùng, dũng mãnh của nhân vật chính nghĩa
b) Phân tích đoạn thơ còn lại:
- Nhân vật Lục Vân Tiên:
- Sau khi dẹp tan đám cướp, liền ân cần hỏi thăm người bị nạn ở trong xe ngựa → Cho thấy tấm lòng lương thiện, quan tâm đến người khác
- Biết rằng người trong xe ngựa là nữ nhân, thì ngăn không cho cô xuống xe ngựa → Cho thấy anh là người thấu hiểu lễ nghĩa, biết giữ ranh giới giữa nam và nữ theo lễ giáo phong kiến và biết suy nghĩ cho thân phận của người con gái
- Từ chối mong muốn được báo ân của Kiều Nguyệt Nga → Cho thấy anh làm việc nghĩa là vì bản thân muốn giúp đỡ người khác, hoàn toàn không có mong muốn được báo đáp, không màng vật chất
- Nêu rõ quan điểm về người anh hùng là thấy việc nghĩa thì phải giúp đỡ, không cần danh lợi, đó mới là người anh hùng → Quan niệm sống rõ ràng, thể hiện sự chính nghĩa, quân tử của nhân vật
→ Qua các hành động, lời thoại, tác giả khắc họa Lục Vân Tiên mang vẻ đẹp lý tưởng của một bậc nam nhi vừa có tài vừa đức, văn võ song toàn, lòng mang chính nghĩa, hành động quân tử…
- Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:
- Nói chuyện lễ phép, mực thước, dịu dàng, đúng lễ nghĩa và khuôn phép của một tiểu thư nhà gia giáo
- Hiếu thảo, yêu thương cha mẹ, luôn vâng lời cha mẹ (thể hiện qua chi tiết không dám cãi cha, nên dù đường xa vẫn theo ý cha sang miền Hà Khê để kết hôn)
- Biết tri ân báo đáp người có ơn với mình (mong muốn Lục Vân Tiên cho mình cơ hội báo ân, tuy là nữ nhi chưa lập gia thất vẫn muốn xuống xe ngựa để cảm tạ ân công)
→ Tác giả dân gian tập trung khắc họa các hành động, lời thoại của nhân vật để làm nổi bật những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ: đầy đủ công dung ngôn hạnh, lại có tài năng văn chương, hành động khiêm nhường, mực thước đúng theo quy chuẩn của lễ giáo phong kiến
→ Tiểu kết: Từ hai nhân vật trên, những nét tính cách nổi bật của người dân Nam Bộ cũng được làm rõ: đó là vẻ đẹp thiên về tính cách, phẩm chất, không nặng nề về ngoại hình:
- Nam nhân thì dũng cảm, trượng nghĩa, hào sảng, không tính toán thiệt hơn, đòi ơn báo đáp
- Phụ nữ thì đầy đủ công dung ngôn hạnh, khiêm nhường, hiếu thảo với cha mẹ, hành xử mực thước
3. Kết bài: Phân tích khái quát những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
2. Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Ngắn gọn
>> Tham khảo bài văn mẫu Ngắn gọn tại đây: Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Ngắn nhất
3. Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
>> Tham khảo bài văn mẫu dài, chi tiết nhất tại đây: Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Hay nhất