Đoạn văn đánh giá về khả năng gợi lên niềm đam mê khám phá thắng cảnh, di tích Yên Tử của văn bản Yên Tử, núi thiêng
Viết đoạn văn đánh giá về khả năng gợi lên niềm đam mê khám phá thắng cảnh, di tích Yên Tử lớp 9
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) đánh giá về khả năng gợi lên niềm đam mê khám phá thắng cảnh, di tích Yên Tử của văn bản Yên Tử, núi thiêng.
Trả lời:
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Đoạn văn đánh giá về khả năng gợi lên niềm đam mê khám phá thắng cảnh, di tích Yên Tử - Mẫu 1
(1) Văn bản “Yên Tử, núi thiêng” là một tác phẩm có sức gợi rất mãnh liệt đối với người đọc. (2) Văn bản đã phối hợp hài hòa giữa các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm để giới thiệu với người đọc một cách khái quát về di tích Yên Tử. (3) Tác giả gọi Yên Tử là “núi thiêng” nhưng không chỉ gợi lên rồi để đó, mà trái lại cẩn thận đưa ra các bằng chứng, lập luận cụ thể để giải thích về nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị lịch sử của vùng núi này, nhằm mong cầu sự đồng tình của độc giả. (4) Đồng thời, với tư cách là một văn bản giới thiệu cảnh quan, “Yên Tử, núi thiêng” đã đưa ra các thông tin vô cùng chính xác, cụ thể với trật tự rõ ràng về các địa danh và tên gọi của các địa danh trong vùng Yên Tử, giúp người đọc có cái nhìn và cách hiểu chính xác về vùng đất này. (5) Bên cạnh đó, tác giả còn khéo léo lồng ghép các yếu tố miêu tả và biểu cảm qua từng phần giới thiêu, giúp khơi gợi lên trong người đọc sự thích thú, say sưa, hứng khởi đối vởi cảnh đẹp và cảnh quan ở Yên Tử. (6) Ngoài ra, “Yên Tử, núi thiêng” còn đánh thức niềm tự hào về quê hương đất nước, về lịch sử dân tộc trong lòng người đọc qua một địa danh lịch sử trường tồn qua nhiều triều đại, nhiều biến cố của quốc gia. (7) Từ những điều trên, tôi dám khẳng định rằng “Yên Tử, núi thiêng” đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh quảng bá, giới thiệu về một cảnh quan đến mọi người.
Đoạn văn đánh giá về khả năng gợi lên niềm đam mê khám phá thắng cảnh, di tích Yên Tử - Mẫu 2
Đang cập nhật…