Lập dàn ý Phân tích truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu của Ơ-nít Hê-minh-uê lớp 9
Lập dàn ý Phân tích Ông lão bên chiếc cầu lớp 9
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Dàn ý Phân tích truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu - Mẫu 1
1) Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu (nhan đề, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nhận xét chung về câu chuyện…)
2) Thân bài:
a) Nêu và nhận xét chủ đề của câu chuyện:
- Chủ đề của câu chuyện: số phận bất hạnh, chua xót, đau đớn và đắng cay của con người và cả loài vật trong chiến tranh và sự lương thiện của con người trong những hoàn cảnh tăm tối nhất
- Nhận xét: chủ đề của câu chuyện mang đậm tính nhân văn, chạm đến bản chất của con người đó chính là sự lương thiện, khiến người đọc dễ cảm nhận, đồng điệu sâu sắc
b) Phân tích, đánh giá các đặc sắc nghệ thuật để làm rõ chủ đề của truyện và hiệu quả thẩm mĩ của các đặc sắc đó:
- Đặc sắc nhan đề và tình huống truyện:
- Nhan đề: “Ông lão bên chiếc cầu” - mang tính chất gợi mở câu chuyện, gợi lên sự tò mò của người đọc về nhân vật “ông lão” - ông ta là ai, ngồi bên chiếc cầu để làm gì…
- Tình huống truyện: một thị trấn trong thời kì Tây Ban Nha xảy ra nội chiến và chịu sự tấn công của phát xít Đức với nhiều nguy hiểm, nên người dân đã di tản đi hết, chỉ còn lại một ông lão chần chừ, rời đi muộn nhất vì lo lắng cho những con vật nuôi của mình
→ Tình huống truyện đưa nhân vật “ông lão” vào một tình thế đối mặt với nguy hiểm của chiến tranh, từng ngày đều là giây phút dành giật sự sống. Nhưng ông chấp nhận ở lại thị trấn lâu thêm để chăm sóc những con vật nuôi của mình. Đó là sự lựa chọn giúp nhân vật thể hiện được sự lương thiện, trái tim ấm áp của mình.
- Đặc sắc về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật: ông lão
(+) Đặc điểm ngoại hình, hành động của ông lão
- mặc bộ đồ rất bẩn màu đen; khuôn mặt xám bẩn; đeo đôi kính gọng thép
→ Cho thấy tình cảnh vất vả khó khăn của ông lão
- ngồi yên bên lề đường, không nhúc nhích khi những nông dân khác vẫn đang chạy đi
→ Ông lão đã quá già, quá mệt mỏi và không có một hi vọng nào trong hành trình chạy trốn khỏi chiến tranh
(+) Đặc điểm tính cách của ông lão: được bộc lộ qua cuộc trò chuyện với nhân vật tôi
- vốn là một ông lão sống một mình với những con vật nuôi của mình, nên ông xem chúng như người thân, luôn quan tâm, chăm sóc
- khi có tin sắp có chiến tranh ập đến, người dân trong thị trấn kéo nhau bỏ chạy, ông lão vẫn cố nán lại để chăm sóc những con vật nuôi của mình đến khi chẳng còn ai nữa mới rời đi
- khi rời đi, ông vẫn luôn đau đáu lo lắng cho những con vật mà mình nuôi, sợ chúng không thể sống được nếu thiếu ông
→ Cho thấy ông lão là một người có trái tim lương thiện, giàu tình yêu thương động vật
- Một số đặc sắc nghệ thuật khác trong truyện:
(+) Hình ảnh biểu tượng: cây cầu nơi mà ông lão ngồi: là ranh giới giữa hòa bình là chiến tranh, giữa vùng an toàn và vùng nguy hiểm, giữa chính nghĩa và tàn ác → vô cùng nhỏ bé và mong manh, có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào
(+) Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại:
- những câu đối thoại giữa ông lão và nhân vật tôi diễn ra ngắn gọn, có phần cộc lộc, bởi các nhân vật đang ở trong hoàn cảnh khắc nghiệt và thời gian vội vã
- một số lời nói của ông lão vừa là đối thoại (trả lời nhân vật tôi) vừa là độc thoại (tự nói với chính mình) - khi nói về việc những con vật nuôi của ông rồi sẽ sống sót được, khiến nhân vật “ông lão” trở nên chợt gần chợt xa, thể xác của ông đang ở đây, nhưng linh hồn vẫn còn ở lại nơi quê nhà
- độc thoại nội tâm của nhân vật tôi khi trò chuyện về ông lão cho thấy những suy nghĩ, cảm nhận của nhân vật tôi về ông lão cũng như câu chuyện về những con vật nuôi của ông, giúp người đọc hiểu hơn về nhân vật và có cảm giác như được tham gia vào câu chuyện
3) Kết bài:
- Nhận xét khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Ông lão bên chiếc cầu”
- Nêu ý nghĩa, tác động của câu chuyện đối với người viết
Dàn ý Phân tích truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu - Mẫu 2
Đang cập nhật…