Lập dàn ý để viết một bài văn nói lên suy nghĩ của mình về “Những người không chịu thua số phận”
Dàn bài “Những người không chịu thua số phận”
Lập dàn ý để viết một bài văn nói lên suy nghĩ của mình về “Những người không chịu thua số phận” bao gồm 5 mẫu dàn ý khác nhau cho các em tham khảo, nắm được các ý chính khi triển khai bài văn của mình.
Dàn ý Nghị luận về Những người không chịu thua số phận mẫu 1
1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát những tấm gương tiêu biểu trên một số lĩnh vực
- Họ đều giống nhau ở điểm : vượt lên số phận để sống, học tập, cống hiến cho xã hội
2. Thân bài:
a. Ca ngợi một số tấm gương không chịu thua số phận
- Chọn những tấm gương tiêu biểu được đài báo nói đến:
+ Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký
+ Nhà thơ Đỗ trọng khôi
+ Vận động viên Paragames
+ Kỹ sư máy tính ……
- Cần kể ngắn gọn, giới thiệu được ý thức vươn lên chiến thắng số phận của họ
b. Suy nghĩ về những con người ấy
- Họ đáng cảm phục
- Chiến thắng số phận bằng ý chí nghị lực
- Họ cho ta hiểu sức mạnh của ý chí nghị lực
- Họ đã “tàn” nhưng không “phế” lại còn mang đến cho xã hội những thành quả vô giá
c. Vì sao họ có thể “không chịu thua số phận” ?
- Ý thức về bản thân và cuộc đời
- Ước muốn có cuộc sống tốt đẹp,có ích.
- Họ có ý thức,kiên trì vượt khó
- Sự giúp đỡ của mọi người
d. Trách nhiệm của mỗi chúng ta và xã hội với họ
- Cảm thông, tôn trọng họ
- Giúp đỡ họ nếu có điều kiện và khi họ cần
- Tạo điều kiện để những người như họ được phát huy khả năng
3. Kết bài
- Tinh thần ca ngợi, kính trọng
- Quyết tâm học tập những tấm gương đó
Dàn ý Nghị luận về Những người không chịu thua số phận mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vẫn đề cần nghị luận: Những người không chịu thua số phận.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
Số phận: chỉ những những khó khăn, những khiếm khuyết không mong muốn trong cuộc sống mà con người ta gặp phải.
Những người không chịu thua số phận: chỉ những người có ý chí kiên cường, bền bỉ, không chấp nhận hiện thực phũ phàng, khó khăn của mình mà nỗ lực vươn lên để có được cuộc sống tốt đẹp hơn.
→ Đây là những tấm gương tốt đẹp trong cuộc sống mà chúng ta cần học tập và noi theo.
b. Phân tích
Những người không chịu thua số phận là những người tuy tạo hóa không cho họ một cơ thể, một cuộc sống thuận lợi nhưng họ là những người có một trái tim, một khối óc, sự tự tin như bao nhiêu người khác nếu họ biết vươn lên, chiến thắng số phận.
Những tấm gương vượt lên số phận giúp chúng ta thấm thía giá trị của ý chí, nghị lực và hiểu sâu hơn ý nghĩa về một cuộc sống có ý nghĩa.
Sự thua thiệt lúc này lại trở thành phép thử đối với tình yêu cuộc sống trong mỗi trái tim con người. Chính nhờ những sự không hoàn hảo đó đã tôi luyện nên những con người có tinh thần thép, ý chí sắt đá.
c. Chứng minh
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí tuy bị liệt cả hai tay vẫn kiên trì tìm cách viết bằng chân. Với ước mơ và quyết tâm của mình, giờ đây anh đã trở thành giảng viên đại học Sư Phạm cống hiến tri thức cho cuộc đời.
Nguyễn Minh Phú lànạn nhân của chật độc màu da cam mất cả hai tay từ khi chào đời, không chịu thua số phận, vươn lên học tốt và học giỏi, giúp đỡ gia đình.
d. Phản đề
Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người được tạo hóa ban tặng, ưu ái nhiều điều nhưng lại chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ, xem nhẹ việc học tập, trau dồi đạo đức, nhân cách làm người. Thậm chí là có những người đi trái lại với luân thường đạo lí làm người,… Những người này thật đáng bị phê phán.
e. Liên hệ bản thân
Mỗi chúng ta cần phải xem xét lại giá trị của bản thân mình trong cuộc sống. Sống và nỗ lực để trở thành một công dân tốt, có ích trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần biết sống tình cảm, chan hòa với những người xung quanh, sẵn sàng đoàn kết, giúp đỡ người khác để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: những người không chịu thua số phận; đồng thời nêu cảm nghĩ của bản thân.
Dàn ý Nghị luận về Những người không chịu thua số phận mẫu 3
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Những người không chịu thua số phận.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
Những người không chịu thua số phận: những người có ý chí, nghị lực mạnh mẽ trong cuộc sống, không chấp nhận cuộc sống khó khăn, vất vả ở hiện tại mà luôn nỗ lực vươn lên, hướng đến một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tốt đẹp hơn. Đây là những tấm gương sáng trong cuộc sống mà mỗi người cần học hỏi để hoàn thiện chính mình.
b. Phân tích
Chúng ta không phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, có nhiều người sinh ra nghèo khó, bất hạnh hoặc gặp nhiều biến cố to lớn trong cuộc sống, nếu chúng ta không nỗ lực vượt qua những khó khăn đó, ta sẽ bị đào thải khỏi xã hội và sẽ luôn luẩn quẩn trong vòng xoáy của đau khổ.
Không ai có thể sống thay ta, thay ta ước mơ, khát vọng và thay ta làm chủ cuộc sống của ta, chính vì thế, việc ta vươn lên làm chủ cuộc sống của mình, làm chủ số phận của mình là việc mà mỗi người cần phải làm vì chính mình.
Một xã hội con người không nỗ lực, đầu hàng trước số phận là xã hội đi thụt lùi, không có sự tiến bộ, bứt phá, con người là nhân tố hình thành ra xã hội, con người phải nỗ lực phát triển thì xã hội mới phát triển
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người không chịu thua số phận, biết vươn lên trong cuộc sống, hoàn thiện bản thân mình và đạt được những điều tốt đẹp để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Liên hệ bản thân
Mỗi chúng ta trước khi làm chủ đất nước, cống hiến những điều tốt đẹp cho đất nước thì cần biết làm chủ bản thân, làm chủ chính mình, để làm được điều này trước hết mỗi người cần nỗ lực học tập, rèn luyện và tu bổ bản thân cho thật tốt; đồng thời biết sống vì người khác, giúp đỡ những người xung quanh.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: Những người không chịu thua số phận.
Dàn ý Bài văn mẫu lớp 9 số 5 đề 2 mẫu 4
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Những người không chịu thua số phận.
2. Thân bài
a. Giải thích
Những người không chịu thua số phận: sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã.
b. Phân tích
Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần kiên trì theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, lòng kiên trì chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người.
Nếu trong xã hội con người ai khi gặp khó khăn cũng bỏ cuộc thì xã hội sẽ không phát triển được như hiện nay, con người sẽ rơi vào bế tắc.
Người có lòng kiên trì luôn là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo, giúp xã hội này tiến bộ hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.
Gợi ý: nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí, chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà bác học Thomas Edison,…
d. Phản biện
Trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán.
3. Kết bài
Khái quát và khẳng định lại tầm quan trọng của Những người không chịu thua số phận đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Dàn ý “Những người không chịu thua số phận” mẫu 5
1. Mở bài
Giới thiệu qua về câu nói “Nhân định thắng thiên” để khẳng định chân lí của “Những người không chịu thua số phận”:
Người dân ta thường hay nói câu “Số trời đã định” để giải thích cho những việc mà mình không thể vượt qua, không thể làm theo ý mình. Tuy nhiên trong xã hội ta cũng có những con người dù sinh ra trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt nhưng vẫn vươn lên thoát khỏi số phận.
2. Thân bài
Giới thiệu một số tấm gương sáng về những con người có hoàn cảnh khó khăn, bị tàn tật nhưng nhờ nỗ lực đã vươn lên trở thành người có ích trong xã hội:
Thầy Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng để cho nhiều người lành lặn, được tạo hóa ưu đãi phải soi mình phải học tập. Câu chuyện của thầy Nguyễn Ngọc Ký đã đi vào thơ ca, văn học của những năm thập kỷ 70 trong thế kỷ XX.
Ngày đó khi đất nước ta vừa mới giải phóng, hình ảnh người học trò nghèo mắc bệnh bại liệt cả hai tay nhưng vẫn ngày ngày theo chúng bạn tới trường. Nỗ lực hết mình trong những giờ giảng trên lớp, rồi miệt mài chăm chỉ học tập ở nhà. Người học trò nghèo đó đã làm lay động trái tim nhiều người thầy giáo. Rồi người học trò nghèo ấy thi đỗ khoa Văn trường Đại học Tổng hợp ra trường trở thành một nhà giáo ưu tú.
Câu chuyện của thầy là thể hiện điều gì? Con người khi có ý chí, sự nỗ lực cuối cùng cũng chiến thắng số phận nghiệt ngã. Nó thể hiện cho một chân lý không bao giờ phai nhạt “Nhân định thắng thiên” chỉ cần ý chí của con người mạnh hơn số phận, mạnh hơn ý trời thì con người nhất định sẽ thành công.
Tấm gương về chàng trai Nguyễn Sơn Lâm chỉ cao 90cm, bị liệt hai chân nhưng chinh phục đỉnh Fansipan cao 1613m đã học rất giỏi anh thi đỗ một lúc hai trường đại học là Đại học Hà Nội và Đại học Phương Đông. Sau khi tốt nghiệp Đại học anh được nhận vào làm phóng viên thể thao ở báo Vietnamnet, nhưng do tình yêu với ngành kinh doanh nên Nguyễn Sơn Lâm đã mở công ty riêng cho mình.
Để vươn lên chiến thắng số phận những người này đã trải qua những gì? Để chiến thắng số phận của mình những con người này đã vô cùng cố gắng. Họ phải trải qua những nỗi đau thấu tim gan, khi chống chọi với bệnh tật, với những chán nản, bất lực tới cùng cực, nhưng bằng khát khao hoài bão được giống như người bình thường, sống có ích đóng góp sức lực của mình cho xã hội, đã giúp họ chiến thắng mọi khó khăn, trở ngại, chiến thắng tạo hóa trớ trêu.
3. Kết bài
Nêu suy nghĩ của bản thân về những tấm gương không chịu thua số phận này như thế nào? Những con người này họ xứng đáng được yêu quý, được vinh danh, trân trọng bởi ý chí nỗ lực vươn lên của họ khiến cho chúng ta không khỏi cảm thấy hổ thẹn. Chúng ta hãy cùng nhau giúp đỡ những con người kém may mắn này để họ có cơ hội hòa nhập cộng đồng được tỏa sáng.