Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn

VnDoc xin giới thiệu tài liệu Ngữ văn 9 Viết đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn. Tài liệu gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay lớp 9 cho các em tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng hoàn thành bài văn hay, hoàn chỉnh. Mời các bạn tham khảo chi tiết sau đây.

Viết đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về đạo lí của lòng biết ơn

1. Dàn ý Nghị luận xã hội về đạo lý của lòng biết ơn - Mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: đạo lý của lòng biết ơn.

2. Thân bài

a. Giải thích

Biết ơn: là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này.

b. Phân tích

Lòng biết ơn thể hiện thái độ trân trọng của người được giúp đỡ với người đã giúp đỡ mình. Trong một xã hội, con người thường xuyên giúp đỡ nhau và biết ơn người đã giúp đỡ mình là một xã hội tràn ngập tình yêu thương, vô cùng đáng sống.

Lòng biết ơn mang đến cho con người nhiều thông điệp tốt đẹp: khi chúng ta biết nói cảm ơn với người đã giúp đỡ mình, bản thân chún ta đã tốt lên rất nhiều.

Lòng biết ơn giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương,… truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người có lòng biết ơn để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người được người khác giúp đỡ nhưng lại có thái độ thờ ơ, dửng dưng, ngoảnh mặt làm ngơ. Lại có những người đứng nhìn người khác gặp hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ,… đây là những hành động sai lệch mà chúng ta cần bài trừ.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: đạo lý của lòng biết ơn, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân mình.

2. Dàn ý Nghị luận xã hội về đạo lý của lòng biết ơn - Mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đạo lí của lòng biết ơn.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Biết ơn: cảm kích, trân trọng và có hành động báo đáp trước những hành động, việc làm tốt đẹp hoặc sự giúp đỡ của người khác dành cho mình.

b. Phân tích

• Biểu hiện của lòng biết ơn:

Nói “cảm ơn”, trân trọng những việc làm của người khác đối với mình khiến bản thân mình tốt hơn.

Giúp đỡ lại người khác ngay khi có thể, sống chan hòa với mọi người, không so đo, đố kị với bất kì ai.

Khi nhận ơn nghĩa của người khác thì biết truyền tải đi những thông điệp tốt đẹp.

• Lợi ích, ý nghĩa của lòng biết ơn:

Việc nhận ơn nghĩa từ người khác khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, vượt qua được những khó khăn trước mắt, từ đó sống tốt hơn.

Mỗi con người sống với lòng biết ơn thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn, giàu tình cảm hơn và gắn bó với nhau nhiều hơn.

Lòng biết ơn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác, truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người có lòng biết ơn để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, tiêu biểu và xác thực, được nhiều người biết đến.

Gợi ý: các học sinh của cụ giáo Chu Văn An dù trưởng thành và có địa vị trong xã hội vẫn không quên ơn nghĩa dạy dỗ của thầy, vào ngày mừng thọ thầy, họ vẫn tề tựu đông đủ, kính cẩn với thầy.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người lạnh lùng vô cảm, nhận được sự giúp đỡ, ơn nghĩa của người khác nhưng ngoảnh mặt làm ngơ hoặc đứng nhìn người khác gặp hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: đạo lí của lòng biết ơn.

Rút ra bài học, liên hệ thực tiễn đến bản thân mình.

3. Dàn ý Nghị luận xã hội về đạo lý của lòng biết ơn - Mẫu 3

Mở bài:

Lòng biết ơn vốn là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta, thể hiện sâu sắc lối sống trọng tình trọng nghĩa, cưu mang tương trợ lẫn nhau. Biết ơn người khác là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.

Thân bài:

* Giải thích: Biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn là sự thể hiện sự biết ơn của mình đối với những thành quả lao động do cha ông để lại. Lòng biết ơn là cơ sở khẳng định phẩm chất con người.

* Biểu hiện:

– Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng, để lại cho mình. Họ luôn biết gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống.

– Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp:

Tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào trên thế giới có được.

Ngày 27/7 hằng năm, trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc. Truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.

Chúng ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo vào ngày 20/11. Và ngày 20/11 hằng năm trở thành dịp để các em học sinh và phụ huynh thể hiện sâu sắc lòng biết ơn những người thầy đã hết lòng giáo dục các em nên người.

Lòng biết ơn trở thành truyền thống văn hóa ăn sâu trong nhận thức của mỗi người dân Việt Nam, biến thành hành động cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực trong đời sống hiện nay.

– Lòng biết ơn đã trở thành chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam.

* Nhận thức:

Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người.

Kế thừa thành quả lao động của các thế hệ đi trước, nhận lãnh các giá trị do người khác là bản chất của xã hội. Vì thế, ta phải sống có lòng biết ơn.

Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam.

Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.

* Hành động:

Phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trước hết là biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người. Biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.

Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành quả lao động trong xã hội, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tuyên dương, ca ngợi, tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống.

Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.

* Phê phán:

Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng, thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng chê trách.

Tục ngữ ta có nhiều câu nói về sự cô ơn: “ăn cháo đá bát”; “qua cầu rút ván”; “vong ơn bội nghĩa”…

* Bài học:

Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa, khẳng định phẩm chất cao quý của con người.

Là học sinh chúng ta phải biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo. Phấn đấu học tập và rèn luyện mình để không phụ lòng người khác đã kì vọng, mong đợi.

Kết bài:

Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất của con người mà còn là ngọn nguồn của mọi đức tính khác. Sống biết ơn người khác là lối sống cao thượng cần được đề cao và tôn vinh trong cuộc sống này.

II. Đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn

1. Đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn - Mẫu 1

Người xưa thường có những câu “Uống nước nhớ nguồn”, “Có qua có lại, mới toại lòng nhau” để nói về đạo lí sống ân nghĩa. Lòng biết ơn là phẩm chất đáng quý mà mỗi người cần có. Biết ơn chính là việc trân trọng những điều tốt đẹp mà người khác làm cho mình và đền đáp những điều ấy một cách chân thành, tự nguyện. Nó được thể hiện ở thái độ cảm kích khi được giúp đỡ, ghi nhớ công lao của những người xung quanh, biết đền ơn đáp nghĩa bằng những hành động thiết thực. Thờ cúng tổ tiên, yêu thương gia đình, sống tình nghĩa với bạn bè,… đều có thể coi là biểu hiện của lòng biết ơn. Tinh thần biết ơn có ý nghĩa quan trọng. Lòng biết ơn khiến cuộc sống trở nên ý nghĩa, là sợi dây kết nối giữa người với người. Nó trau dồi cho ta tinh thần sống trách nhiệm, dạy ta cách yêu thương, bồi đắp cho ta những phẩm chất đáng quý như chăm chỉ, dũng cảm, thật thà,… Biết ơn trở thành động lực thúc đẩy con người học tập, định hướng hành động của chúng ta. Lòng biết ơn tạo nên một xã hội văn minh và phát triển. Việc sống vô ơn, thờ ơ ở một số cá nhân trong xã hội là cách sống đáng phê phán. Khi ta sống bội bạc, thất tin thì ta cũng sẽ gặp phải những người tương tự. Như vậy, sống biết ơn mang lại cho con người nhiều tác động tích cực. Đây là truyền thống quý báu ngàn đời của dân tộc mà ta cần tiếp tục phát huy trong thời đại mới.

2. Đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn - Mẫu 2

Ngày nay khi xã hội phát triển, con người bận rộn với cuộc sống riêng của mình mà trở nên vô cảm với xung quanh mà quên đi những ân đức mà chúng ta được nhận. Đã là người, đã được hưởng những giá trị tốt đẹp nhất của đất nước, của xã hội thì chúng ta cần phải sống với lòng biết ơn. Biết ơn là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này. Lòng biết ơn của con người Việt Nam được thể hiện ở tục thờ cúng ông bà tổ tiên, những hành động hướng về, tri ân những người có công với đất nước như: ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày bác sĩ Việt Nam,… Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô. Lòng biết ơn giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương,… truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Là một học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ, công lao dạy dỗ của thầy cô giáo và cố gắng vươn lên, trở thành một công dân có ích cho xã hội. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phê phán những người lạnh lùng vô ơn, nhận được sự giúp đỡ, ơn nghĩa của người khác nhưng ngoảnh mặt làm ngơ đi ngược lại với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Để làm người giỏi đã khó, làm người tốt lại càng khó hơn, hãy sống với lòng biết ơn và một tinh thần cầu tiến để giúp cho xã hội ngày càng phát triển văn minh, thịnh vượng, con người yêu thương nhau hơn.

3. Đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn - Mẫu 3

Để tiếp bước những truyền thống vẻ vang của dân tộc ta, chúng ta cần phải học hỏi nhiều điều hay lẽ phải. Một trong số đó chính là đạo lý của lòng biết ơn. Biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những điều tốt đẹp mà mình nhận được từ người khác. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng, để lại cho mình. Họ luôn biết gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống. Trong xã hội hiện nay, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp như: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên; ngày 27/7 hằng năm trở thành ngày lễ trọng đại tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc,… Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam. Bên cạnh đó, biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Mỗi chúng ta cần phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp trong cuộc sống; biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác. Ngoài ra, chúng ta cũng nên tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành quả lao động trong xã hội, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc. Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước cũng là một cách thể hiện lòng biết ơn. Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng, thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng chê trách và cần kiểm điểm lại chính bản thân mình để thay đổi sang cách sống tích cực hơn. Là thế hệ của thời đại công nghệ, có một cuộc sống yên bình, chúng ta cần trân trọng những gì bản thân mình đang có và cố gắng phấn đấu vì một tương lai tốt đẹp hơn.

4. Đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn - Mẫu 4

Trong mỗi chúng ta, được sinh ra trên cuộc đời này, được nuôi dưỡng nên người là những ân nghĩa vô cùng cao đẹp và to lớn. Chính vì thế chúng ta cần sống với lòng biết ơn mọi người, biết ơn cuộc sống để thấy cuộc đời ý nghĩa hơn. Biết ơn chính là việc mỗi chúng ta cảm kích, trân trọng và có hành động báo đáp trước những hành động, việc làm tốt đẹp hoặc sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Người sống có lòng biết ơn là những người biết nói “cảm ơn”, trân trọng những việc làm của người khác đối với mình khiến bản thân mình tốt hơn. Họ cũng là những người biết giúp đỡ lại người khác ngay khi có thể, sống chan hòa với mọi người, không so đo, đố kị với bất kì ai. Khi nhận ơn nghĩa của người khác, người sống với lòng biết ơn thì biết truyền tải đi những thông điệp tốt đẹp để khiến cho xã hội này tốt đẹp hơn. Lòng biết ơn có những lợi ích và vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người. Việc nhận ơn nghĩa từ người khác khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, vượt qua được những khó khăn trước mắt, từ đó sống tốt hơn. Mỗi con người sống với lòng biết ơn thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn, giàu tình cảm hơn và gắn bó với nhau nhiều hơn. Bên cạnh đó, lòng biết ơn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác, truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Từ xưa đến nay, con người Việt Nam ta luôn sống với truyền thống biết ơn. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến là các học sinh của cụ giáo Chu Văn An dù trưởng thành và có địa vị trong xã hội vẫn không quên ơn nghĩa dạy dỗ của thầy, vào ngày mừng thọ thầy, họ vẫn tề tựu đông đủ, kính cẩn với thầy… Là một học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ, công lao dạy dỗ của thầy cô giáo và cố gắng vươn lên, trở thành một công dân có ích cho xã hội. Mỗi ngày rèn luyện một chút sẽ khiến cho bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

5. Đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn - Mẫu 5

Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguồn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng. Trong xã hội ngày nay, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp từ đời xưa để lại. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Lòng biết ơn là nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. "Biết ơn" mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa. Ngày nay, sự biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ. Để có một xã hội thái bình thịnh vượng như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và nước mặt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn nữa. Lòng biết ơn luôn hiện diện xung quanh cuộc sống của chúng ta. Ai cũng có một cội nguồn để nhớ về để nâng niu và trân trọng. Nhưng biết ơn là điều không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Ý thức ấy sẽ khiến cho họ càng ngày càng không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Đối với thế hệ trẻ này nay thì rèn luyện, bồi đắp sự biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.

6. Đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn - Mẫu 6

Con người Việt Nam từ xưa đến nay được biết đến với nhiều đức tính quý báu. Một trong số đó không thể không nhắc đến chính là lòng biết ơn. Biết ơn chính là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này. Lòng biết ơn thể hiện thái độ trân trọng của người được giúp đỡ với người đã giúp đỡ mình. Trong một xã hội, con người thường xuyên giúp đỡ nhau và biết ơn người đã giúp đỡ mình là một xã hội tràn ngập tình yêu thương, vô cùng đáng sống. Bên cạnh đó, lòng biết ơn mang đến cho con người nhiều thông điệp tốt đẹp: khi chúng ta biết nói cảm ơn với người đã giúp đỡ mình, bản thân chúng ta đã tốt lên rất nhiều. Ngoài ra, lòng biết ơn giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương,… truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người được người khác giúp đỡ nhưng lại có thái độ thờ ơ, dửng dưng, ngoảnh mặt làm ngơ. Lại có những người đứng nhìn người khác gặp hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ,… đây là những hành động sai lệch mà chúng ta cần bài trừ để xã hội ngày càng tốt hơn. Mỗi người một hành động biết ơn nhỏ tạo nên một đất nước với truyền thống biết ơn lớn. Ngay từ hôm nay, chúng ta hãy sống với lòng biết ơn và trở thành một người vừa có tài, vừa có đức, cống hiến cho xã hội.

7. Đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn - Mẫu 7

Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguồn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng. Trong xã hội ngày nay, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp từ đời xưa để lại. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Lòng biết ơn là nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. "Biết ơn" mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa. Ngày nay, sự biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ. Để có một xã hội thái bình thịnh vượng như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và nước mặt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn nữa. Lòng biết ơn luôn hiện diện xung quanh cuộc sống của chúng ta. Ai cũng có một cội nguồn để nhớ về để nâng niu và trân trọng. Nhưng biết ơn là điều không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Ý thức ấy sẽ khiến cho họ càng ngày càng không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Đối với thế hệ trẻ này nay thì rèn luyện, bồi đắp sự biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.

8. Đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn - Mẫu 8

Một trong những đức tính quý báu của con người Việt Nam đó là truyền thống về đạo lý của lòng biết ơn. Biết ơn là sự ghi nhớ, trân trọng những gì mình nhận được từ người khác từ đó có những hành động thiết thực để đền đáp công ơn đó. Người có lòng biết ơn là người có những việc làm và hành động thiết thực đẹp đẽ. Lòng biết ơn của con người Việt Nam được thể hiện ở tục thờ cúng ông bà tổ tiên, những hành động hướng về, tri ân những người có công với đất nước như: ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày bác sĩ Việt Nam,… những ngày này con người ta tưởng nhớ về nhau, dành cho nhau những lời chúc, những món quà và những điều tốt đẹp nhất. Lòng biết ơn của con người giúp đất nước phát triển nhân văn hơn, giàu tình cảm hơn. Là một người học sinh, tương lai tươi sáng của đất nước, mỗi chúng ta ngay từ bây giờ hãy tích cực trau dồi và rèn luyện đức tính biết ơn để sau này trở thành một con người vừa có tài lại vừa có đức xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha ông đi trước.

9. Đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn - Mẫu 9

Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguồn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng. Trong xã hội ngày nay, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp từ đời xưa để lại. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Lòng biết ơn hay “uống nước nhớ nguồn” được hiểu theo nghĩa cả nghĩa đen và nghĩa bóng. “Uống nước” là hành động hằng ngày chúng ta vẫn làm đều đặn, khi chúng ta uống nước, nâng niu trên tay tài nguyên thiên nhiên quý giá thì chúng ta cần phải nhớ rằng nguồn gốc của nó từ đâu mà có, ai đã mang đến cho chúng ta uống. Còn theo hàm ý sâu xa hơn thì uống nước nhớ nguồn là nói lên lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. Cần phải nghĩ về họ, nghĩ về quá khứ và những gì đã qua để thấy được những nhọc nhằn vất cả mà họ đã trải qua để đổi lấy sự yên bình cho chúng ta hôm nay. "Biết ơn" mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa. Ngày nay, sự biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ. Hằng ngày chúng ta bưng bát cơm trắng, dẻo thơm để ăn chúng ta có biết rằng để làm ra hạt cơm thơm lừng, trắng tinh ấy người nông dân đã đổ ra biết bao nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt. Nhọc nhằn một nắng hai sương, lo lắng vụ mùa thất bát là những điều mà không phải ai cũng thấy và cảm nhận được. Để có một xã hội thái bình thịnh vượng như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và nước mặt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn nữa. Họ – những con người đánh đổi cả tuổi trẻ, đánh đổi cả một người vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Hằng năm vẫn có ngày lễ kỉ niệm các anh hùng thương binh liệt sĩ 27-7 với mục đích nhớ lại, biết ơn những gì mà họ đã mang lại cho chúng ta hôm nay. Như vậy lòng biết ơn luôn hiện diện xung quanh cuộc sống của chúng ta, chỉ là chúng ta không tinh tế để nhận ra. Ai cũng có một cội nguồn để nhớ về để nâng niu và trân trọng. Nhưng biết ơn là điều không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Ý thức ấy sẽ khiến cho họ càng ngày càng không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Đối với thế hệ trẻ này nay thì rèn luyện, bồi đắp sự biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.

10. Đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn - Mẫu 10

Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô, những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng… Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô… Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.

1. Đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn - Mẫu 11

Trong cuộc sống, lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Lòng biết ơn là tấm lòng tri ân, luôn ghi nhớ công ơn nuôi dạy, giúp đỡ của người khác với mình. Lòng biết ơn được biểu hiện ở cả trong suy nghĩ lẫn những hành động từ cụ thể đến lớn lao. Đó là suy nghĩ, thái độ trân trọng, kính mến, là hành động trả ơn, báo đáp công ơn của bản thân với những người có ơn với mình. Cụ thể, đất nước Việt Nam đã thể hiện lòng biết ơn của mình bằng những ngày lễ mang tính chất kỉ niệm, tưởng nhớ, ví dụ như ngày 20/11 là ngày để tất cả thế hệ học sinh cả nước tri ân đối với công lao dạy dỗ của thầy cô giáo, ngày 27/7 là ngày ghi nhớ công lao của thương binh liệt sĩ – những người đã hi sinh máu xương, cuộc đời của mình để bảo vệ Tổ quốc… Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và là sợi dây để gắn bó tình cảm giữa người với người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người đi ngược lại với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, có thái độ và hành động vô ơn, “ăn cháo đá bát”. Những hành vi này đều đáng bị lên án để họ có thể nhận thấy lỗi sai, từ đó thay đổi nhận thức, suy nghĩ một cách tích cực nhất.

.......................................................................

Ngoài Viết đoạn văn 200 chữ về đạo lý của lòng biết ơn. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
186
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 9 Sách mới

    Xem thêm