Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lập dàn ý Phân tích Tiếng đàn mưa lớp 9

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.

1. Dàn ý Phân tích Tiếng đàn mưa lớp 9

1. Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm thơ song thất lục bát mà em muốn nghị luận phân tích: Tiếng đàn mưa của Bích Khê

2. Thân bài:

a) Luận điểm 1: Tác giả khắc họa các sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong chiều mưa xuân vào lúc chiều tà

Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng
Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan
Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn
Nước non rả rích giọng đàn mưa xuân.

Lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống
Cùng nước non hoa rụng mưa xuân
Mưa rơi ngoài nội trên ngàn
Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi.

Đầm mưa xuống nẻo đồi mưa xuống
Bóng dương tà rụng bóng tà dương
Hoa xuân rơi với bóng dương
Mưa trong ý khách mưa cùng nước non.

  • Biện pháp tu từ điệp từ: mưa, mưa hoa, mưa xuống, mưa rơi bóng → Giúp khắc họa cơn mưa xuân đang diễn ra đều đặn, triền miên mãi không dứt, bao trùm lên mọi vật
  • Hình ảnh đặc trưng của mùa xuân: thềm lan, mưa xuân, hoa xuân → Tạo nên khung cảnh hữu tình, mang vẻ đẹp mỏng manh, tạo nên chất thơ, chất trữ tình cho bài thơ
  • Các sự vật được nhắc đến như hoa, mưa, ánh sáng đều có chiều hướng di chuyển theo hướng đi xuống, chìm xuống dần → Giúp tạo nên cảnh tượng mang nỗi buồn hiu hắt, dù vào ngày xuân vẫn không hề vui tươi, rộn ràng, tràn ngập sức sống

→ Khung cảnh thiên nhiên được khắc họa trong ba khổ thơ đầu gợi lên một bức tranh thiên nhiên tuy đẹp nhưng đượm buồn, ngày càng tối hơn, nặng nề hơn

→ Giúp góp phần khắc họa tâm trạng đau buồn, ủ ê, ngày càng sầu muộn của người khách tha hương khi nhìn cảnh chiều mưa mà nhớ về quê hương nơi xa

b) Luận điểm 2: Tác giả khắc họa tâm trạng người khách tha hương trong chiều mưa xuân

Rơi hoa kết mưa còn rả rích
Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi

  • Từ láy “rả rích” kết hợp với động từ “còn” góp phần nối liền khung cảnh 3 khổ thơ trước tới khổ thơ thứ 4, cho thấy cơn mưa xuân vẫn kéo dài mãi toàn bài thơ, từ khi trời còn sáng đến khi ánh chiều tà bao phủ khắp nơi → Cho thấy nhân vật trữ tình rất phiền muộn về điều này
  • Biện pháp tu từ điệp ngữ “bóng dương”: điệp vòng → Nối câu thơ thứ 2 với câu thơ thứ 3 trong khổ thơ lại, tạo sự kéo dài triền miên, bắc cầu cho những cảm xúc dùng dằng, triền miên chẳng dứt của nhân vật trữ tình
  • “muôn hàng lệ rơi” chỉ cơn “mưa” trong nội tâm nhân vật trữ tình - cơn mưa rơi trong âm thầm, song hành với cơn mưa của đất trời kéo dài mãi không dứt → Khắc họa nỗi nhớ quê hương sâu đậm, luôn thường trực mãi không kết thúc

→ Liên hệ mở rộng: Tác giả sáng tác bài thơ trong bối cảnh đất nước ta đang bị thực dân Pháp đô hộ, nên hình ảnh người khách tha hương chính là bản thân tác giả - một người dân yêu nước đang đau buồn, thương tiếc đất nước Việt Nam độc lập nay chẳng còn tự do

c) Kết bài:

  • Nêu đánh giá, cảm nhận chung của em về những đặc sắc về nghệ thuật của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong bài thơ Tiếng đàn mưa (hình thức, cách gieo vần, ngắt nhịp)
  • Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về nội dung, ý nghĩa của bài thơ

2. Phân tích Tiếng đàn mưa Ngắn gọn

>> Tham khảo bài văn mẫu Ngắn gọn tại đây: Phân tích đoạn trích Tiếng đàn mưa Ngắn nhất

3. Phân tích đoạn trích Tiếng đàn mưa

>> Tham khảo bài văn mẫu dài, chi tiết nhất tại đây: Phân tích đoạn trích Tiếng đàn mưa Hay nhất

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 9 Sách mới

    Xem thêm