Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân Ngắn nhất lớp 9

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.

1. Phân tích Cảnh ngày xuân Ngắn gọn

“Truyện Kiều” là một tác phẩm văn học đạt đến đỉnh cao cả về nghệ thuật lẫn nội dung của Nguyễn Du. Mỗi trích đoạn trong tác phẩm này đều mang những giá trị nổi bật và sâu sắc, giúp thể hiện cái tài trong nghệ thuật sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du. “Cảnh ngày xuân” chính là một trong số đó.

Xuyên suốt toàn bộ đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, Nguyễn Du đã tập khung xây dựng một bức tranh thiên nhiên vào mùa xuân tươi đẹp và sống động. Từ đó, khẳng định bút pháp miêu tả thiên nhiên xuất sắc của mình. Ở bốn câu thơ đầu, ông sử dụng bút pháp chấm phá điểm nhãn, chỉ gợi lên hai sắc màu tiêu biểu: màu xanh của cỏ non và màu trắng của hoa lê để dựng nên cả một không gian mùa xuân tươi tắn, tràn ngập sức sống. Đồng thời, mượn hình ảnh so sánh cánh chim én chao lượn với thoi đưa khi dệt vải, mà ngụ ý nhắn nhủ về thời gian mùa xuân trôi qua thật nhanh. Mới đó mà đã đến tháng ba - cuối mùa xuân. Đây cũng là một cách gợi mở đầy tinh tế và thú vị về lễ hội diễn ra vào thời điểm này: lễ tảo mộ và hội đạp thanh. Lễ hội này được miêu tả chi tiết trong tám câu thơ tiếp theo. Với hình ảnh các nam thanh nữ tú dập dìu đông đúc trên vạt cỏ non trải tận chân trời. Không gian rộng lớn lúc đầu bỗng trở nên chật chội hơn bởi dòng người đông đúc. Nhưng chẳng hề khiến người đến thăm cảnh trở nên khó chịu, bởi ai cũng thấy vui vẻ, thỏa mãn trước cảnh đẹp của thiên nhiên ở đây. Bên cạnh đó, Nguyễn Du còn gợi tả hoạt động tảo mộ của mọi người thông qua hình ảnh “tro tiền giấy bay”. Từ đó khắc họa hành động dâng hương, đốt vàng mã cho tổ tiên - một truyền thống tốt đẹp có từ lâu đời của dân tộc ta. Chỉ với vài nét chấm phá, tác giả đã tái hiện lại được bức tranh lễ hội đông đúc, nhộn nhịp, tấp nập kẻ đến người đi ở vùng ngoại ô vào ngày xuân. Trong dòng người đó cũng có cả chị em Thúy Kiều. Khi họ đến, xung quanh đông vui, náo nhiệt. Nhưng thời gian trôi nhanh thoăn thoắt, chẳng mấy chốc mà trời đã đổ chiều tà. Xung quanh nhanh chóng trở nên vắng lặng, trả lại sự yên ắng cho thiên nhiên, cảnh vật. Chị em Thúy Kiều cũng lên xe trở về nhà trong sự nuối tiếc bâng quơ. Họ cố níu kéo từng giây phút ở lại nơi đây bằng những bước chân chậm rãi, hành động thơ thẩn. Cảnh chiều tà buồn bã, ảm đạm ở lại phía sau lưng khiến nội tâm nhạy cảm của Thúy Kiều như bị đồng hóa. Nàng dường như cũng thấy buồn thương man mác. Đó chính là dự cảm về tương lai phía trước đầy sóng gió của Thúy Kiều.

Với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và bút pháp chấm phá điểm nhãn, Nguyễn Du đã chinh phục người đọc với cái tài miêu tả khung cảnh thiên nhiên, lễ hội của mình. Những nét đặc sắc nghệ thuật đó đã giúp một đoạn trích không có nhiều nội dung ấn tượng nhưng vẫn khiến nhiều thế hệ độc giả yêu thích.

2. Dàn ý phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân

>> Tham khảo dàn ý chi tiết tại đây Dàn ý phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân

3. Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân

>> Tham khảo bài văn mẫu dài, chi tiết nhất tại đây: Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân Hay nhất

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 9 Sách mới

    Xem thêm