Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích lớp 9

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”

Đó là những lời ca ngợi mà Tố Hữu dành tặng cho Nguyễn Du cùng những tác phẩm của ông. Trong số đó, chúng ta không thể không nhắc đến Truyện Kiều - một sáng tác làm nên tên tuổi của Nguyễn Du, khiên tên tuổi của ông sánh ngang với những tác gia vĩ đại nhất của đất Việt. Mỗi đoạn thơ trong Truyện Kiều khi trích ra đứng độc lập đều mang trọn vẹn những nét đẹp về nội dung cũng như nghệ thuật. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” chính là một trong số đó.

Đoạn trích này gồm mười một cặp câu lục bát, khắc họa những tháng ngày Kiều bị mụ tú bà giam giữ trong lầu Ngưng Bích. Đó là kế hoạch mà mụ ta tạm thời nghĩ ra để ngăn Kiều tự vẫn vì phát hiện bản thân bị lừa bán vào lầu xanh. Trong thời gian đó, mụ ta âm thầm bàn mưu tính kế, để dồn ép, buộc Kiều phải đi vào khuôn khổ. Xuyên suốt đoạn trích này, Nguyễn Du tập trung khắc họa những cảm xúc nhớ thương, xót xa dành cho người yêu và cha mẹ của nàng Kiều, cùng những dự cảm bất an về tương lai phía trước.

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng.”

Sáu câu thơ đầu đoạn trích, tác giả tập trung khắc họa không gian xung quanh lầu Ngưng Bích - nơi đang giam giữ Thúy Kiều. Tác giả đã kéo dài đến tận cùng hai chiều kích của không gian: chiều cao và chiều rộng, để tái hiện lại vùng không gian rộng lớn xung quanh lầu Ngưng Bích. Đó là một khoảng không dường như vô tận, không có dấu vết của cuộc sống nhộn nhịp, náo nhiệt. Nhìn ra xa, xa mãi cũng chỉ thấy những ngọn núi cao ẩn hiện trong mây mù, chỉ thấy những cồn cát nối tiếp, những bụi hồng dặm kia. Tác giả khéo léo sử dụng hai hình ảnh có sự đối lập, tương phản mạnh: non xa - trăng gần để kéo dài chiều rộng của không gian, góp phần khắc sự hoang vu, lạnh lẽo, quạnh quẽ của nơi Kiều đang ở. Cùng với đó, xung quanh thời gian lại trôi dần về chiều muộn, lúc trăng đang dần lên. Đây vốn là khoảng thời gian mà nhà nhà chong đèn đoàn tụ bên mâm cơm ấm áp. Ấy thế mà Kiều phải cô đơn, mòn mỏi một mình sống trong lầu Ngưng Bích, xung quanh chẳng có lấy một người có thể chia sẻ. Đã vậy, giờ đây, nàng còn rơi vào hoàn cảnh tủi nhục, xấu hổ, bơ vơ nơi đất khách quê người. Ngày ngày, nàng tuyệt vọng ngồi cô đơn ở trên lầu nhìn ngày đêm luân phiên đến rồi đi đến chết lặng.

Càng cô đơn, đau khổ, bẽ bàng trong cô đơn, lạnh lẽo, Kiều lại càng nhớ về người thân ở phương xa. Nỗi lòng của nàng giờ chia thành hai nửa, một nửa dành cho người thương, một nửa gửi cho cha mẹ.

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.”

Nguyễn Du vô cùng tinh tế và khéo léo khi sử dụng động từ “tưởng” thay vì “nhớ”. Bởi Thúy Kiều không chỉ nhớ nhung về chàng Kim Trọng ở nơi xa. Mà cùng với đó, nàng còn hồi tưởng về quá khứ êm đẹp bên người yêu, về khoảnh khắc thề ước với chàng dưới ánh trăng lung linh. Nhưng cùng với đó, Kiều cũng tưởng tượng ra hình ảnh chàng Kim buồn khổ trong ngóng tin mình từ ngày này sang ngày khác. Càng nghĩ, nàng càng đau khổ, buồn bã bởi bản thân nàng đã thất hứa, đã phản bội niềm tin yêu của Kim Trọng dành cho nàng. Giờ đây, nàng đã rơi vào hoàn cảnh trớ trêu, bất hạnh. Tuy tình cảm mà nàng dành cho Kim Trọng vẫn vẹn nguyên như thuở nào, nhưng nàng thì không thể trở lại như trước đây được nữa. Số phận nghiệt ngã đã vùi dập “tấm son” của Kiều, chẳng biết bao giờ mới gột rửa cho phai được.

Sau khi nhớ về người yêu, Kiều lại nhớ đến cha mẹ. Tác giả khéo léo sử dụng hàng loạt các thành ngữ như "rày trông mai chờ", "quạt nồng ấp lạnh", "cách mấy nắng mưa" và các điển tích, điển cố "sân Lai, gốc Tử" để thể hiện những trăn trở, lo âu của Thúy Kiều về việc không thể tự tay chăm sóc cho cha mẹ. Nàng chua xót, đớn đau khi tưởng tượng ra hình ảnh cha mẹ đã già yếu vẫn ngày ngày mong chờ tin mình. Nhưng bản thân thì lang bạt nơi xứ người, chẳng thể nào về báo hiệu được. Điều đó khiến trái tim của một người con hiếu thảo như Thúy Kiều đau thắt lại từng cơn. Dẫu đã bán thân mình để lấy tiền chuộc cha, nhưng Kiều vẫn chưa cho rằng như thế đã là đủ. Nàng vẫn đau đáu mong ước được chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già. Điều đó đã gián tiếp thể hiện tấm lòng hiếu thảo của nàng.

“Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm?”

Thương người yêu Kim Trọng, xót cho cha mẹ của mình, và rồi cuối cùng, Thúy Kiều lại thương cho chính bản thân mình ở hiện tại. Trong tám câu thơ cuối, Nguyễn Du sử dụng liên tiếp điệp ngữ “buồn trông” ở đầu bốn câu lục, tạo nên một cấu trúc lặp lại, gợi lên vòng lặp vô tận của những ngày tháng bất hạnh của nàng Kiều, chẳng biết bao giờ mới có thể thoát ra được.

"Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác, biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

Những hình ảnh thiên nhiên xung quanh mà Kiều nhìn thấy đều nhốm màu tâm trạng u buồn cua nàng. Những cánh buồm xa xa nơi của bể “thấp thoáng” lúc ẩn lúc hiện tựa như tương lai mờ mịt phía trước của Kiều. Hình ảnh cánh hoa trôi vô định, dập dềnh trên sóng nước gợi nhắc thân phận người con gái nhỏ bé, yếu đuối, bất lực trước dòng đời xô đẩy, không thể tự quyết định lối đi, tương lai cho chính bản thân mình. Ngay cả những thảm cỏ xung quanh cũng trở nên “rầu rầu”, thấm đẫm nỗi buồn như đang đồng cảm với Thúy Kiều. Hoặc có thể cảnh vật xung quanh cũng không u uất đến như thế, nhưng bởi vì trái tim của Kiều đang quá khổ đau, vụn vỡ nên nhìn đâu nàng cũng thấy toàn là cảnh u buồn, bởi “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Xung quanh Kiều, gió cuốn mặt duềnh tạo nên từng đợt sóng lớn. Kiều tưởng chừng như có tiếng sóng ầm ầm đang kêu quanh ghế ngồi, những cơn sóng lớn từ xa đang dần dần áp sát vào, nhăm nhe nuốt chửng nàng. Hình ảnh đó đã dự báo về tương lai cay đắng phía trước sắp ập đến của Thúy Kiều do mụ tú bà độc ác gây ra.

Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình một cách thành công và xuất sắc để khắc họa thế giới nội tâm của nhân vật. Từ đó giúp người đọc hiểu thêm và đồng cảm hơn với những nỗi đau đớt, buồn thương, cay đắng mà Thúy Kiều phải chịu đựng.

Dàn ý Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích

>> HS tham khảo các dàn ý chi tiết tại đây Dàn ý Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Ngắn gọn

>> HS tham khảo các bài văn mẫu Ngắn gọn tại đây: Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích Ngắn gọn

Chia sẻ, đánh giá bài viết
72
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 9 Sách mới

    Xem thêm