Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga lớp 9

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.

1. Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Truyện Lục Vân Tiên là một bản trường ca vĩ đại ca ngợi lòng chính nghĩa và những giá trị đạo đức của con người do cụ đồ Chiểu sáng tác từ trước khi đất nước ta rơi vào hố sâu của thực dân Pháp. Tác phẩm này mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất Nam Bộ, từ lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán cho đến những quan niệm về lối sống. Bởi vì thế mà bản trường ca này có một sức sống mạnh mẽ và bền bỉ đáng kinh ngạc. Mỗi đoạn thơ được trích từ tác phẩm này cũng đều gây được tiếng vang lớn trong lòng các độc giả. “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” chính là một trong số đó.

Đoạn trích này gồm năm mươi tám câu thơ, chia thành hai phần nội dung khác nhau. Phần thứ nhất mười bốn câu thơ đã kể lại trận chiến oai hùng giữa Lục Vân Tiên và đám cướp Phong Lai. Ở phần trước đó, Lục Viên vừa từ trên núi xuống, đang trên đường trở về nhà thăm mẹ thì tình cờ nhìn thấy một đám cướp hung hăng có vũ khí sắc bén đang bao vây một chiếc xe ngựa. Biết được rằng có người gặp nạn, Lục Vân Tiên liền không chần chừ tiến lại ứng cứu. Như vậy, tác giả đã tạo nên hai tuyến nhân vật đối lập quen thuộc trong truyện thơ Nôm ở tình huống này. Một bên là phe chính nghĩa đại diện bởi Lục Vân Tiên, một bên là phe phi chính nghĩa chỉ bọn cướp Phong Lai. Từ đó, mọi hành động, lời thoại của các nhân vật trong đoạn thơ này, đều góp phần khắc họa nên những phẩm chất chính nghĩa và phi chính nghĩa cho hai tuyến nhân vật. Về phía Lục Vân Tiên, trước khi ra tay, anh đã đường hoàng dõng dạc gọi to tên đám cướp, thu hút sự chú ý của chúng để đường đường chính chính giao đấu, chứ không hề giở trò đánh lén sau lưng. Hành động đó thể hiện sự chính nghĩa và quân tử trong hành động của một người anh hùng.

“Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”

Sau khi chính thức tuyên chiến, Lục Vân Tiên mới một mình lao vào đám giặc, thay trời hành đạo trừng trị kẻ ác, cứu giúp người bị nạn. Vũ khí của anh chỉ là một cây gậy bẻ ở bên đàng, nhưng với tài năng, sự nhanh nhẹn, dũng mãnh của mình, anh vẫn có thể một mình tả xung hữu đột, đánh cho bọn cướp không thể trở tay.

“Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang”

Tác giả so sánh sự dũng mãnh của Lục Vân Tiên với Triệu Tử - một vị danh tướng trong “Tam Quốc diễn nghĩa” - người từng một mình phá vòng vây của giặc để thành công đưa con trai của Lưu Bị an toàn thoát đi. Chỉ từ một điển tích đó, Nguyễn Đình Chiểu đã giúp khắc họa hình tượng to lớn, mạnh mẽ, gan dạ, oai hùng của một người anh hùng đích thực. Cùng với đó, để tô đậm thêm dáng vẻ anh hùng ấy cho Lục Vân Tiên, tác giả còn khéo léo sử dụng nghệ thuật đòn bẩy, thông qua việc khắc họa sự thất bại thảm hại của đám cướp:

“Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay
Phong Lai chẳng kịp trở tay
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”

Sự thảm bại của đám cướp Phong Lai là kết quả tất yếu khi đối đầu với một người anh hùng tài giỏi, dũng mãnh như Lục Vân Tiên. Nhưng đồng thời, đó cũng là kết quả hiển nhiên, bởi cái ác thì không bao giờ chiến thắng cái thiện, những kẻ phi chính nghĩa thì lúc nào cũng bại trận dưới phe chính nghĩa. Đó chính là mong ước, quan niệm sống của những người dân Nam Bộ nói riêng và ông cha ta trước đây nói chung.

Bước sang phần còn lại của đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, tác giả đã giúp người đọc nhìn nhận thêm những phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác của người anh hùng Lục Vân Tiên. Sau khi đánh tan bọn cướp, anh không vội vã rời đi ngay, mà ân cần, quan tâm hỏi thăm tình huống của người gặp nạn đang ở trong xe ngựa (“Hỏi: Ai than khóc ở trong xe nầy?”). Hành động đó cho thấy tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người khác của anh. Tuy nhiên, khi biết người trong xe ngựa là một cô gái, ngay lập tức anh đã giữ khoảng cách, ngăn không cho cô bước ra khỏi xe ngựa.

“Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái, ta là phận trai”

Chi tiết này thể hiện rõ Lục Vân Tiên là một chàng trai thấu hiểu đạo lí và các quy tắc lễ giáo phong kiến. Cùng với đó, anh cũng biết suy nghĩ, quan tâm cho danh dự của cô gái ở trên xe. Hành động này thể hiện rõ sự trượng nghĩa, chính nhân quân tử của chàng trai này. Không chỉ như vậy, ở Lục Vân Tiên còn mang nét tính cách hào sảng, phóng khoáng, không hề tính toán thiệt hơn:

“Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Nay đà rõ đặng nguồn cơn
Nào ai tính toán thiệt hơn làm gì
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

Rõ ràng, Lục Vân Tiên vừa một mình đối đầu với đám cướp hung ác, nhưng với anh đó chỉ là một việc làm bình thường, hiển nhiên, chẳng có gì phải tính toán, ngợi ca cả. Bên cạnh đó, anh còn chia sẻ về quan niệm người anh hùng của bản thân mình. Rằng đó phải là một người hễ thấy chuyện bất bình thì phải ra tay tương trợ, cứu giúp, chứ không suy nghĩ gì về công ơn báo đáp. Đó mới là một người anh hùng thật sự. Có thể nói, Lục Vân Tiên đã được Nguyễn Đình Chiểu xây dựng với những đặc điểm lý tưởng của một người đàn ông với sự dũng cảm, mạnh mẽ, hào sảng, trượng nghĩa, văn võ song toàn.

Song hành cùng nhân vật Lục Vân Tiên, nàng Kiều Nguyệt Nga cũng được xây dựng rất trọn vẹn và nổi bật. Cô không được khắc họa chi tiết mà hiện lên qua đoạn hội thoại với Lục Vân Tiên sau khi anh đánh tan đám cướp. Nhưng chỉ như vậy cũng đủ để xây dựng hình tượng của một người phụ nữ lí tưởng: đầy đủ công dung ngôn hạnh, lại có tài năng văn chương, hành động khiêm nhường, mực thước đúng theo quy chuẩn của lễ giáo phong kiến. Bên cạnh đó, Kiều Nguyệt Nga còn là một người con hiếu thảo và vâng lời cha mẹ. Dẫu biết đường xa nguy hiểm, trong lòng có chút không vui, cô vẫn bước lên con đường sang miền Hà Khê theo bức thư cha dặn dò:

“Làm con đâu dám cãi cha
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”

Cả hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga đều được tác giả tập trung khắc họa các đặc điểm về hành động, tính cách và phẩm chất đạo đức, chứ không nhắc đến các chi tiết về vẻ đẹp ngoại hình. Từ đó cho thấy những người dân Nam Bộ không quá coi trọng vẻ ngoài mà đề cao hơn cả những phẩm chất của con người. Nguyễn Đình Chiểu xây dựng hình tượng Lục Vân Tiên dũng cảm, trượng nghĩa, hào sảng, không tính toán thiệt hơn, còn Kiều Nguyệt Nga thì đầy đủ công dung ngôn hạnh, khiêm nhường, hiếu thảo với cha mẹ, hành xử mực thước. Hai nhân vật này mang vẻ đẹp toàn vẹn, đại diện cho hình mẫu lý tưởng về phẩm chất con người ở nam và nữ tại Nam Bộ xưa.

Ngoài sự thành công trong việc xây dựng, khắc họa phẩm chất nhân vật, “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” còn là một tác phẩm mang đậm bản sắc Nam Bộ với những từ ngữ xưng hô, gợi tả mang đậm chất riêng của miền quê này. Những lời thoại, hành động của nhân vật cũng được gợi tả một cách gần gũi, thân mật như lời ăn tiếng nói hằng ngày của bà con. Nhờ vậy mà đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nói riêng và “Truyện Lục Vân Tiên” nói chung suốt cả trăm năm vẫn luôn là một kiệt tác nổi bật của văn học vùng Nam Bộ.

2. Dàn ý Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

>> HS tham khảo các dàn ý chi tiết sau: Dàn ý Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

3. Phân tích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Ngắn gọn

>> Tham khảo bài văn mẫu Ngắn gọn tại đây: Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Ngắn nhất

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 9 Sách mới

    Xem thêm