Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân lớp 9

Phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân lớp 9

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Phân tích truyện ngắn Làng - Mẫu 1

Khi nói về nhà văn Kim Lân, Hà Minh Đức đã khẳng định rằng “Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo. Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều nhưng những sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc”. Điều đó được thể hiện rõ qua chất lượng và giá trị to lớn của từng truyện ngắn mà Kim Lân chắp bút. Mà tiêu biểu nhất trong số đó, có lẽ chính là truyện ngắn “Làng”.

Nhiều người từng thắc mắc về cái tên “Làng” của tác phẩm. Tại sao không gọi là “Làng Chợ Dầu” của ông Hai, mà chỉ là làng? Đó là bởi vì tác giả không chỉ muốn nói về tình yêu làng của một mình ông Hai, mà muốn mở rộng hơn, đánh thức dậy tình yêu làng của tất cả người dân Việt Nam, gợi lên tình yêu thương quê hương, đất nước và hòa quyện nó thành một tình cảm lớn lao. Nhan đề ấy đã góp phần to lớn trong việc biểu đạt chủ đề của truyện ngắn. Vốn được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, không có gì lạ khi câu chuyện lấy chủ đề là tình yêu nước, yêu làng, yêu quê hương và giàu tinh thần kháng chiến của người nông dân. Nhưng qua bàn tay nghệ sĩ của Kim Lân, “Làng” đã trở nên đặc biệt hơn hết những câu truyện ngắn cùng chủ đề khác lúc bấy giờ. Nhờ vào sự đặc sắc trong việc xây dựng nhân vật chính trong câu chuyện một cách tự nhiên, sống động.

Nhân vật chính của truyện ngắn là ông Hai - một người nông dân chân chất có tình yêu làng mãnh liệt và tinh thần kháng chiến cao độ. Khi phải di dân đến nơi khác do ảnh hưởng của chiến tranh, ông Hai lúc nào cũng vui sướng kể cho mọi người nghe về làng Chợ Dầu của mình với niềm tự hào to lớn. Yêu làng, yêu tổ quốc, nên ông Hai luôn đôn đốc cả nhà cùng nhau chăm chỉ lao động, tăng gia sản xuất để có nhiều lương thực hơn phục vụ kháng chiến.

Ấy thế mà, bỗng một ngày, ông Hai nghe được tin làng mình theo giặc, trở thành Việt gian. Tin dữ ấy khiến ông sững sờ, nghẹn đắng cả cổ họng, da mặt tê rân rân. Phải mất một lúc lâu để ông đủ bình tĩnh để hỏi lại xem tin tức có gì nhầm lẫn không. Nhưng giọng nói của ông thì è è, rặn mãi mới thành câu. Khi xác thực rằng tin tức đó hoàn toàn chính xác, ông Hai đau khổ, nhục nhã vô cùng. Ông cúi gằm mặt xuống đất để trở về nhà, chẳng dám ngẩng đầu lên nhìn ai. Sự nhục nhã, tủi hổ khiến ông Hai cảm thấy đau đớn lắm. Ông thương mình, thương những đứa con giờ đây phải mang danh là người làng Việt gian, phải chịu những ánh mắt nghi ngờ, căm ghét của người khác. Lúc nào ông cũng có cảm giác như mọi người đang nhìn mình, đang xì xào về mình, về chuyện mình là người làng Việt gian bán nước cầu vinh. Từng ngày trôi qua, cuộc sống của ông Hai trôi qua như bị tra tấn, bị giam trong nhà tù của lương tâm. Và đến một ngày, tòa án đã phán định. Chủ nhà trọ đã đuổi gia đình của ông Hai đi, bởi không muốn chứa chấp người của cái làng đi theo giặc. Vậy là giờ đây, ông Hai đứng trước hai con đường. Một là quay trở về làng của ông, sống kiếp người Việt gian, quay lưng lại với cách mạng. Hai là từ bỏ làng, sống lang bạt khắp nơi, đối mặt với sự xua đuổi của nhân dân. Càng suy nghĩ, tim ông càng đau thắt lại, bởi ông yêu làng ông vô cùng, vậy mà giờ làng lại khiến ông phải trăn trở đến thế. Nhưng cuối cùng, tình yêu nước đã chiến thắng tất cả, ông Hai đã quyết định cùng gia đình không trở về làng nữa. Ông khẳng định rằng “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Câu nói đó là một sự giác ngộ mạnh mẽ trong tư tưởng của ông Hai về ý nghĩa của tình yêu đất nước. Sau cùng, làng Chợ Dầu của ông Hai lấy lại được sự trong sạch, nên ông không còn phải bỏ làng hay rời đi nơi khác nữa. Nhưng chính những ngày dằng xé tâm can trước đó, đã giúp ông càng thêm hiểu rõ trách nhiệm của một người dân yêu nước, nhận thức sâu sắc hơn về tình yêu làng phải hòa trong tình yêu nước.

Xuyên suốt truyện ngắn, tác giả Kim Lân đã khắc họa một cách trọn vẹn và tinh tế những biến chuyển trong tâm lí, cảm xúc của ông Hai. Nghệ thuật xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật đã được Kim Lân hoàn thiện và đẩy lên đến đỉnh cao, khi miêu tả sắc nét và tinh vi các cung bậc cảm xúc của nhân vật qua các đặc điểm ngoại hình, giọng nói, hành động. Không chỉ vậy, tác phẩm còn có nhiều chi tiết miêu tả đắt giá tâm lí của ông Hai, như khi vừa hay tin làng mình theo giặc, khi giằng xé tâm can để chọn theo làng hay theo nước. Cùng với đó, nhà văn còn đưa vào tác phẩm rất nhiều những khẩu ngữ, lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, kết hợp hài hòa với ngôn ngữ truyện. Khiến từng lời thoại, lời suy nghĩ, lời dẫn truyện đều bật ra thật tự nhiên.

“Làng” không phải là truyện ngắn duy nhất viết về tình yêu nước, về người nông dân. Càng không phải là truyện ngắn thành công nhất với nghệ thuật xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật. Nhưng chắc chắn, Kim Lân đã phát triển và hoàn thiện các đặc sắc nghệ thuật đó tới một tầm cao mới, tạo nên ánh sáng nổi bật trong văn đàn. Đồng thời để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc về hình ảnh một người nông dân chân chất, yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng điển hình.

Phân tích truyện ngắn Làng - Mẫu 2

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Văn mẫu lớp 9 Sách mới

    Xem thêm