Đoạn văn trình bày suy nghĩ về cách Thúy Kiều báo ân, báo oán so với cách một nhân vật trong truyện cổ dân gian ứng xử với những ân oán của họ
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về cách Thúy Kiều báo ân, báo oán so với cách một nhân vật trong truyện cổ dân gian ứng xử với những ân oán của họ
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về cách Thúy Kiều báo ân, báo oán trong văn bản trên so với cách một nhân vật trong truyện cổ dân gian (mà em biết) ứng xử với những ân oán của họ.
Câu 8 trang 135 Ngữ Văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Trả lời:
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về cách Thúy Kiều báo ân, báo oán - Mẫu 1
Phân đoạn Kiều báo ân báo oán là một đoạn thơ thể hiện được cái tài tình và khéo léo của Nguyễn Du trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. So với những phân đoạn báo ân báo oán thường gặp trong những câu chuyện dân gian, thì Nguyễn Du đã làm được nhiều hơn trong việc thể hiện những cung bậc cảm xúc, suy nghĩ và tâm tư của nhân vật. Các tác giả dân gian thường tạo ra các nhân vật chức năng và thực hiện nhiệm vụ chung của cộng đồng. Do đó họ đền ơn và trả oán thường mang mô-típ chung, và chỉ thực hiện bằng hành động. Còn trong đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán”, Nguyễn Du đã để cho Thúy Kiều được giãi bày sự biết ơn, trân trọng của bản thân với Thúc Sinh trước khi gửi trao vàng bạc châu báu. Còn Hoạn Thư, nàng đã thẳng tay đưa ra quyết định hỏi tội và trừng phạt ả, không chờ ông trời phán đinh. Nhưng khi nghe Hoạn Thư phân trần, Kiều đã biết đặt mình vào vị trí của Hoạn Thư để suy nghĩ, và cuối cùng chấp nhận rằng ả ta vô tội. So với truyện dân gian, Nguyễn Du đã tiến bộ hơn khi cho nhận vật được quyền nói lên tiếng nói của mình, có quyền lựa chọn có trả thù kẻ ác hay không. Đó chính là cái hay, cái nhân văn mà em rất yêu thích trong tác phẩm Truyện Kiều.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về cách Thúy Kiều báo ân, báo oán - Mẫu 2
Đang cập nhật…