Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Em hiểu thế nào về bút pháp ước lệ?

VnDoc xin giới thiệu bài Em hiểu thế nào về bút pháp ước lệ? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Em hiểu thế nào về bút pháp ước lệ?

Câu hỏi: Em hiểu thế nào về bút pháp ước lệ?

Trả lời:

Bút pháp ước lệ tượng trưng là:

- Sử dụng những quy ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng hình tượng thiên nhiên đẹp: "trăng","hoa","ngọc","tuyết"... để nói về vẻ đẹp của con người.

- Nghiêng về nghệ thuật gợi, tác động tới người đọc thông qua sự phán đoán,trí tưởng tượng chứ không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ.

Phân tích bút pháp ước lệ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du nhé!

Bút pháp tả người của Nguyễn Du trước hết là bút pháp ước lệ tượng trưng thường gặp trong thơ cổ điển. Tả về chị em Thuý Kiều tác giả bắt đầu từ cái chung:

“Đầu lòng hai ả tố nga

Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Đầu tiên tác giả giới thiệu gia đình họ Vương có hai cô con gái đầu lòng Thuý Kiều là chị Thuý Vân là em cả hai đều là những cô gái đẹp “Tố Nga” tác giả sử dụng hai hình ảnh ẩn dụ ước lệ tượng trưng “mai cốt cách tuyết tinh thần” để miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều họ mang vóc dáng thanh cao mảnh dẻ yểu điệu mềm mại như cây mai suy nghĩ tình cảm tâm hồn trắng trong như tuyết cả hai đều đẹp mười phân vẹn mười nhưng mỗi người lại một vẻ

Hình ảnh mang ý nghĩa ước lệ, tượng trưng, kết hợp với phép ẩn dụ: hai nàng có “cốt cách” thanh cao như mai, “tinh thần” trong trắng như tuyết. Miêu tả như thế cho thấy sự nâng niu, quý trọng của nhà thơ với các nhân vật. Họ đẹp một cách lộng lẫy, đẹp “mười phân vẹn mười”. Thật khó để nói được vẻ đẹp riêng của hai ả tố nga nhà họ Vương. Chỉ có thể nói là vẻ đẹp của họ đã đạt đến bực hoàn hảo.

Nếu quan niệm đoạn trích là một bức tranh, thì đây là phần nền của hai bức chân dung chị em Thuý Kiều. Chưa tả nhưng hai nàng hiện lên thật nổi bật. Đó là cái tài đặc biệt của Nguyễn Du: giới thiệu nhưng mang yếu tố tả, kể nhưng như vẽ.

Trên cái phông nền ấy đại thi hào lần lượt cho các nhân vật của mình xuất hiện hết sức tự nhiên, đầy thần thái. Sau lời giới thiệu chung, là bức chân dung của Thuý Vân:

“Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”.

Vẫn bút pháp ước lệ, kết hợp với hệ thống từ ngữ chọn lọc, Thuý Vân hiện lên với những gì đẹp đẽ nhất, đặc sắc nhất, thiêng liêng nhất của tinh hoa đất trời: Hoa, trăng, ngọc, mây, tuyết. Đó là sự quy tụ của vẻ đẹp trời đất, của thiên nhiên. Đó cũng là chuẩn của vẻ đẹp con người cần hướng đến trong thi pháp văn học trung đại. Mỗi câu thơ, là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung giai nhân. Cử chỉ, dáng đi đứng rất trang trọng, quý phái. Cách xử sự rất đúng mực, đoan trang. Đây là vẻ đẹp toàn bích của một thiếu nữ trong sáng, dịu hiền, không vướng một chút bụi trần.

Sau khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều. Nếu Thuý Vân được giới thiệu qua 4 câu với vẻ đẹp cộng phẩm chất thì Thuý Kiều được miêu tả qua 12 câu. Đây là nghệ thuật đòn bẩy làm nổi bật nhân vật chính của tác giả:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thuỷ nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một mai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”

Cũng như lúc tả Vân, câu thơ đầu khái quát đặc điểm nhân vật. Kiều sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng những hình ảnh ước lệ ẩn dụ “làn thu thuỷ nét xuân sơn” (nước mùa thu, núi mùa xuân). Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi tả về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Điều đáng chú ý là khi hoạ bức chân dung Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp đôi mắt, bởi đôi mắt thể hiện phần hình ảnh của tâm hồn và trí tuệ. “Làn thu thuỷ” gợi lên vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt; “nét xuân sơn”gợi lên đôi lông mày thanh tú, mềm mại, tươi non trên gương mặt trẻ trung. Bằng hình ảnh nhân hóa “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, tác giả làm nổi bật dung nhan của Kiều đằm thắm khiến hoa phải ghen, dáng trẻ trung đầy sức sống khiến liễu phải hờn. Nàng có vẻ đẹp làm say đắm, chinh phục lòng người qua điển tích điển cố “nghiêng nước nghiêng thành”. Nàng quả là một trang tuyệt thế giai nhân nhưng nàng không chỉ đẹp mà còn rất đa tài:

“Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm

Cung thương lầu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên trương

Một thiên bạc mệnh lại càng lão nhân”

Các từ ngữ tả Kiều đã được tuyệt đối hóa: sắc sảo, mặn mà, phần hơn, ghen, hờn, đòi một, họa hai, vốn sẵn, pha nghề, đủ mùi, lầu bậc, ăn đứt, bạc mệnh, não nhân. Hình ảnh thơ đối chọi với nhau đã tạo nên nhịp thơ trang trọng, càng tôn thêm vẻ đẹp của nàng Kiều .

Nàng không chỉ đẹp về hình thức mà nàng còn hội tụ vẻ đẹp của sự thông minh “vốn sẵn tính trời”, cho nên các môn nghệ thuật: cầm, kì, thi, họa nàng rất sành điệu, điêu luyện “lầu bậc”, “ăn đứt” thiên hạ. Theo tôi, không những thiên nhiên “ghen”, “hờn” mà trước tài năng của nàng loài người cũng khó chấp nhận, Kiều phải lâm vào kiếp đoạn trường như là một điều dễ hiểu. Các cụ xưa đã dạy chẳng sai chút nào:

“Một vừa hai phải ai ơi,

Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”.

Chính Nguyễn Du cũng phải thừa nhận sắc, tài sẽ là ngọn roi quất xuống đời Kiều, làm cho nàng bầm dập, đớn đau không tránh khỏi những lụy hệ cuộc đời:

“Thuý Kiều sắc sảo khôn ngoan,

Vô duyên là phận hồng nhan đã đành.

Lại mang lấy một chữ tình,

Khư khư mình buộc với mình vào trong”.

Thiên lý “bỉ sắc tư phong” như định sẵn, chờ chực để đọa đày, vùi dập Kiều dù rằng nàng là một trang quốc sắc thiên hương, vừa có sắc – tài – tình – mệnh theo quan niệm của Tố Như:

“Có đâu thiên vị người nào.

Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai”.

Như vậy, khi tả Thuý Kiều Nguyễn Du không chỉ nói đến nhan sắc khuynh nước khuynh thành, tài hoa trí tuệ, mà còn nói đến trái tim đa sầu đa cảm, tâm hồn vô cùng phong phú của nàng. Chính cung đàn bạc mệnh do Kiều soạn là tiếng lòng của nàng, trong đó có sự thương cảm sâu sắc của nhà thơ làm rung động đến tất cả mọi nhân vật trong truyện, kể cả tên mặt sắt Hồ Tôn Hiến. Dưới ngòi bút thiên tài Tố Như, Kiều càng đẹp bao nhiêu, có tài, có tình bao nhiêu thì số phận nàng càng oan nghiệt bấy nhiêu. Đứng trước chân dung của Thuý Kiều, nhà thơ Chế Lan Viên đã thổn thức xót xa:

“Chạnh thương cô Kiều như cuộc đời dân tộc

Sắc tài sao mà lắm truân chuyên

Bỗng quý Kiều như cuộc đời dân tộc

Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường”.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Em hiểu thế nào về bút pháp ước lệ? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Vịt Con
    Vịt Con

    hay quá thêm bài mẫu nữa đi

    Thích Phản hồi 30/05/22
    • Gà Bông
      Gà Bông

      💯💯💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 30/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Soạn Văn 9 Sách mới

      Xem thêm