Tựu trung là gì?

Tựu trung là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tựu trung là gì?

Trả lời:

Tựu trung có nghĩa là tề tựu ở giữa, nêu ra cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến.

1. Từ là gì?

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu.

2. Các cách giải thích nghĩa từ

Nghĩa của từ được hình thành do các yếu tố khác nhau tác động trong đó có có yếu tố ngoài ngôn ngữ: sự vật, hiện tượng, tư duy. Nhân tố trong ngôn ngữ đó là cấu trúc của ngôn ngữ.

Từ sẽ có hai mặt: hình thức vật chất và nội dung ý nghĩa. Hai mặt này gắn bó với nhau tác động qua lại lẫn nhau.

Nghĩa của từ không tồn tại trong ý thức,bộ óc con người. Trong nhận thức của con người có sự hiểu biết về nghĩa của từ chứ không phải là nghĩa của từ.

Cách giải nghĩa của từ:

– Đưa ra khái niệm, định nghĩa từ biểu thị.

Ví dụ: Dũng cảm: đối mặt khó khăn, thử thách vẫn không lùi bước. Luôn chuẩn bị tinh thần đối mặt và vượt qua.

– Đưa ra các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với những từ cần giải thích cho người khác hiểu.

Ví dụ: Trung thực: con người có tính thật thà, thẳng thắn.

3. Bài tập về nghĩa của từ

Bài tập 1: Giải thích các từ sau theo những cách đã biết:
– Giếng

– Rung rinh

– Hèn nhát

Trả lời

Giải thích các từ sau theo những cách đã biết:

- Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu trong lòng đất, thường để lấy nước (Giải thích theo cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị)

- Rung rinh: rung động, đung đưa (Giải thích theo cách đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích)

- Hèn nhát:

+ thiếu can đảm đến mức đáng khinh (Giải thích theo cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị)

+ run sợ đớn hèn (Giải thích theo cách đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích)

Bài tập 2: Đọc truyện sau đây và cho biết giải nghĩa từ mất như nhân vật Nụ có đúng không.

THẾ THÌ KHÔNG MẤT

Cô Chiêu đi đò với cái Nụ. Cái Nụ ăn trầu, lỡ tay đánh rơi ống vôi bạc của cô Chiêu xuống sông. Để cô Chiêu khỏi mắng mình, nó rón rén hỏi:

– Thưa cô, cái gì mà mình biết nó ở đâu rồi thì có thể gọi là mất được không cô nhỉ?

Cô Chiêu cười bảo:

– Cái con bé này hỏi đến lẩm cẩm. Đã biết là ở đâu rồi thì sao gọi là mất được nữa!

Cái Nụ nhanh nhảu tiếp luôn:

– Thế thì cái ống vôi của cô không mất rồi. Con biết nó nằm ở dưới đáy sông đằng kia. Con vừa đánh rơi xuống đấy.

(Theo Truyện tiếu lâm Việt Nam)

Trả lời

Ví dụ này đề cập đến hai loại nghĩa của từ:

- Nghĩa đen (nghĩa từ điển) khi bị tách ra khỏi văn bản mà nghĩa vẫn không đổi.

- Nghĩa bóng (nghĩa văn cảnh) khi từ nằm trong một hoàn cảnh nhất định, nằm trong mạng lưới quan hệ ý nghĩa với các từ khác trong văn bản.

*Giải thích nghĩa từ “mất”:

- Nghĩa đen: trái nghĩa với “còn”.

- Nghĩa văn cảnh (nghĩa bóng): Nhân vật Nụ đã giải thích nghĩa cụm từ không mất là biết nó ở đâu. Đặc biệt, cách giải thích của Nụ được cô Chiêu chấp nhận.

Như vậy, mất không phải là mất, mất có nghĩa là còn.

Kết luận:

So với cách giải nghĩa đen thì “mất” giải thích của Nụ là sai nhưng ở trong văn cảnh, trong truyện thì đúng và rất hay.

Bài tập 3: Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu dưới đây cho phù hợp:

– …: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng.

– …: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.

– …: tìm tòi, hỏi han để học tập.

– …: Học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).

Trả lời

Có thể điền từ vào chỗ trống như sau:

- học hành: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng

- học lỏm: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.

- học hỏi: tìm tòi, hỏi han để học tập

- học tập: học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát).

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Tựu trung là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 18
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm