Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết
Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết
Câu hỏi: Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết
Trả lời:
- Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học dân tộc chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học này bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật.
Ví dụ: Truyền thuyết Thánh Gióng đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước, chống xâm lược trong nền văn học dân tộc. Thể thơ lục bát, thể thơ được thi hào Nguyễn Du sử dụng một cách tài tình, bắt nguồn từ bộ phận văn vần dân gian…
- Văn học viết cũng có ảnh hưởng trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Chẳng hạn, tác giả dân gian đã đưa những chất liệu văn học viết vào ca dao (những nhân vật trong Truyện Kiều, Lục Vân Tiên…).
Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm. Có thể nói, mảng truyện thơ Nôm khuyết danh là sự gặp gỡ của hai bộ phận văn học dân tộc.
1. Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian hay văn học truyền miệng là văn học được nói hoặc hát trái ngược với văn học được viết lại, mặc dù nhiều văn học truyền miệng đã được ghi lại bằng chữ viết. Không có định nghĩa tiêu chuẩn cho loại hình văn học này, vì các nhà văn học dân gian có các mô tả khác nhau cho văn học truyền miệng hoặc văn học dân gian. Một khái niệm rộng gọi nó là văn học được đặc trưng bởi sự truyền miệng và không có bất kỳ hình thức cố định nào. Nó bao gồm những câu chuyện, truyền thuyết và lịch sử được truyền từ nhiều thế hệ dưới dạng văn nói.
2. Văn học viết là gì?
Văn học viết là các sáng tác bằng chữ viết, mang dấu ấn riêng của tác giả. Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam đã trải qua ba thời kì lớn: Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX (văn học trung đại), Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945, Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.
Văn học Việt Nam từ xưa đến nay cơ bản được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Văn học chữ Hán ra đời sớm hơn cả từ thế kỉ X. Văn học chữ Nôm ra đời khoảng thế kỉ XIII. Văn học chữ Quốc ngữ ra đời khoảng đầu thế kỉ XX. Cả văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều là văn học viết bằng tiếng Việt.
3. Sự giống nhau giữa văn học nhân gian và văn học viết
Giữa văn học dân gian và văn học viết chúng ta thấy có một số điểm giống nhau như:
- Cả hai đều là sản phẩm của lao động trí óc, là sáng tạo của con người
- Đều phản ánh bộ mặt xã hội, thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả
- Chúng cùng sử dụng ngôn từ như phương tiện quan trọng nhất để sáng tạo hình tượng nghệ thuật, cùng thể hiện tư tưởng, quan niệm, thái độ, tình cảm của tác giả qua những hình tượng nghệ thuật đó.
- Chúng cùng tác động đến thực tiễn, có tác dụng cải biến thực tiễn
4. Sự khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết
Sự khác nhau được thể hiện thông qua các đặc trưng của văn học viết và văn học nhân gian như lực lượng sáng tác, cách thức lưu truyền, hình thức tồn tại, vai trò, vị trí, nội dung phản ánh, lịch sử hình thành và phát triển,...
- Lực lượng sáng tác
+ Là sáng tác tập thể, không có tác giả cụ thể
+ Là sáng tác của một hoặc một nhóm mang dấu ấn riêng
- Cách thức lưu truyền
+ Truyền miệng từ đời này sang đời khác
+ Được lưu truyền dưới dạng chữ viết
- Hình thức tồn tại
+ Gắn liền với các hoạt động lao động sản xuất hàng ngày, trong đời sống xã hội
+ Là một tác phẩm cố định dưới dạng chữ viết, mang tính độc lập của một cá nhân hoặc một nhóm
- Vai trò, vị trí
+ Là nền tảng của văn học nước nhà
+ Là sự tiếp thu những cái mới, đồng thời kết hợp với cái hay, cái đẹp của văn học dân gian
- Nội dung phản ánh
+ Do đặc trưng của văn học dân gian về lực lượng sáng tác, phương thức sáng tác nên nội dung của nó hướng đến đời sống dân dã. Đó là những vấn đề thiết thân, quen thuộc hằng ngày với nhân dân lao động, chẳng hạn qua thể loại ca dao - dân ca ta bắt gặp các chủ đề hết sức bình dị.
+ Thể hiện tâm tư, tình cảm, ước mơ mang nét riêng của tác giả
- Lịch sử hình thành và phát triển
+ Văn học dân gian: Ra đời từ khi con người bắt đầu có tiếng nói, nhận thức
+ Văn học viết: Ra đời vào thế kỉ 10, chia làm 2 giai đoạn là văn học trung đại và văn học hiện đại
- Cách phản ứng hiện thực:
+ Dùng lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng hình ảnh biểu tượng để phản ánh hiện thực....
+ Dùng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật....
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.