Vần thơ là gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Vần thơ là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vần thơ là gì?

Lời giải:

- Là sự giống nhau phần vần của hai tiếng.

- Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Đây là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau. Thường vần được dùng để nối câu gieo vào chữ cuối cùng của câu thơ.

1. Các khái niệm cơ bản trước khi làm thơ

1.1. Vần thơ là gì?

- Là sự giống nhau phần vần của hai tiếng.

Ví dụ: tôi – thôi (giống nhau vần “ôi”); trắng – lặng (giống nhau vần “ăng”)

1.2. Phân loại vần thơ

- Nếu chia theo dấu của tiếng thì có: vần bằng và vần trắc.

- Nếu chia theo vị trí bắt vần thì có: vần lưng và vần chân.

a) Vần bằng và vần trắc

- Vần bằng là vần dùng toàn thanh bằng bắt với nhau. Thanh bằng thì có thanh huyền và thanh ngang (thanh ngang tức là không dấu).

Ví dụ: tôi – thôi (vần bằng – dùng toàn thanh ngang).

- Vần trắc là vần dùng toàn thanh trắc bắt với nhau. Thanh trắc gồm những dấu còn lại.

Ví dụ: trắng – lặng (vần trắc – dấu sắc bắt với dấu nặng)

b) Vần lưng và vần chân

- Vần lưng là vần bắt ở giữa câu. Ví dụ: (“lặng” bắt vần với “nắng”)

“Bờ cát dài phẳng lặng

Soi ánh nắng pha lê”

- Vần chân là vần bắt ở cuối câu. Ví dụ: (“chồng” bắt vần với “không”)

“Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng,

Trời ơi! người ấy có buồn không?”

1.3. Các kiểu gieo vần

- Vần gián cách

- Vần cách

- Vần ôm

Cụ thể cách gieo vần mình sẽ nói rõ ở mục “Hướng dẫn làm thơ tự do” nhé!

2. Hướng dẫn làm thơ đơn giản

Đây là hai kiểu thơ phổ biến và khá đơn giản: Thơ lục bát và thơ tự do.

2.1. Cách làm thơ lục bát

Thơ lục bát gồm hai câu đi cặp với nhau, một cặp gồm 01 câu sáu và 01 câu tám. Luật thơ như sau:

– Các tiếng chẵn: 2, 4, 6, 8 bắt buộc phải đúng luật:

+ Câu lục: Bằng – Trắc – Bằng

+ Câu bát: Bằng – Trắc – Bằng – Bằng

– Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 không bắt buộc phải đúng luật.

– Vần :

+ Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát.

+ Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.

– Luật trầm bổng: Hai vần ở câu 8 đều là vần bằng nhưng phải ngược chiều nhau về sự trầm – bổng, tiếng thứ sáu thanh huyền thì tiếng thứ 8 phải thanh ngang và ngược lại

Nói luật ra thì dài dòng, nhưng nếu đã hiểu sơ sơ, khi làm thơ lục bát, mình thường lấy câu thơ mình đã thuộc để “ráp” theo. Ví dụ: (Những câu thơ quen thuộc)

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

2.2. Cách làm thơ tự do

Thơ tự do không ràng buộc niêm luật, bạn cứ viết nghe nhịp nhàng vần điệu là được. Bạn có thể áp dụng ba kiểu gieo vần sau:

a) Vần gián cách

Ví dụ có 4 câu thơ thì các câu 1-2-4 bắt vần với nhau. (Ví dụ: “cành – xanh – manh” bắt vần với nhau).

“Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;

Những luồng run rẩy rung rinh lá…

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.”

b) Vần cách

Ví dụ có 4 câu thơ thì các câu 2-4 hoặc 1-3 bắt vần với nhau. (Ví dụ: “ngờ – thơ” bắt vần với nhau).

“Vậy đó bỗng nhiên mà họ lớn,

Tuổi hai mươi đến, có ai ngờ!

Một hôm trận gió tình yêu lại:

Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ.”

c) Vần ôm

Ví dụ có 4 câu thơ thì các câu 2-3 bắt vần với nhau. (Ví dụ: “trường – đương” bắt vần với nhau).

“Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc

Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường.

Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương

Tôi thay mực cho vừa màu áo tím.”

3. Các bước làm thơ chi tiết

Bước 1 : Tìm chủ đề và ý tưởng

Bước 2: Làm câu thơ đầu tiên (chú ý luật bằng trắc với thơ lục bát)

Bước 3: Xác định vần cần gieo

Bước 4: Tìm những từ gieo vần và phù hợp với nội dung bài thơ đang làm

Bước 5: Thêm các từ khác để hoàn thành câu thứ hai

Bước 6: Tiếp tục cho đến khi kết thúc bài thơ

Bước 7: Đọc lại và chuốt từ để hay hơn.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Vần thơ là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 239
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Cún
    Bé Cún

    hay quá

    Thích Phản hồi 11/06/22
    • Gà Bông
      Gà Bông

      😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 11/06/22
      • Lê Thị Ngọc Ánh
        Lê Thị Ngọc Ánh

        tuyệt vời

        Thích Phản hồi 11/06/22

        Soạn Văn 9 - Văn 9

        Xem thêm