Những quy định chung của cộng đồng của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất

Những quy định chung của cộng đồng của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Những quy định chung của cộng đồng của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất

  1. Kỉ luật.
  2. Pháp luật.
  3. Tự trọng.
  4. Trung thực.

Lời giải:

Đáp án A. Kỉ luật.

Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là kỉ luật.

1. Thế nào là Dân chủ, kỉ luật?

* Dân chủ là:

- Mọi người làm chủ công việc

- Mọi người được viết được cùng tham gia.

- Mọi người góp ý kiến thực hiện kiểm tra giám sát

* Kỉ luật là:

- Tuân theo quy định của cộng đồng

- Hành động thống nhất để đạt chất lượng cao.

2. Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật

Biểu hiện của dân chủ:

- Học sinh được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch năm học của lớp.

- Công nhân được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch, góp ý cho ban giám đốc của công ti, của nhà máy;

- Cán bộ, nhân viên được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch của cơ quan, góp ý cho lãnh đạo cơ quan...

- Cử tri tham gia chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân.

Biểu hiện của kỉ luật:

- Tất cả học sinh đi học phải đúng giờ, nghỉ học phải có đơn xin phép của cha mẹ hoặc người đỡ đầu;

- Học sinh không được ăn quà vặt trong lớp;

- Thầy cô giáo lên lớp phải đúng giờ...

- Cán bộ, công nhân viên... nghỉ việc phải có lí do, phải là đơn xin phép, phải có sự đề nghị của cán bộ y tế (nếu bị bệnh);

- Công nhân phải đảm bảo kĩ thuật an toàn trong lao động sản xuất..

3. Ý nghĩa

- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận nhận thức, ý trí và hành động.

- Tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân

- Xây dựng xã hội phát triển về mọi mặt

4. Rèn luyện kỉ luật như thế nào?

- Mọi người cần tự giác chấp hành kỷ luật

- Các cán bộ lãnh đạo, các tổ chức XH tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy Dân chủ, kỉ luật.

- HS vâng lời bố mẹ thực hiện quy định của trường.

5. Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?

Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ: Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện.

Ví dụ: Bị ép buộc không cho đóng góp ý kiến hoặc có những người ngại tính "dân chủ" không dám cho nhận xét nhưng vì các kỉ luật phải thực hiện tính dân chủ của mình.

*Ca dao, tục ngữ về dân chủ và kỉ luật

- Đất có lề, quê có thói.​

(Làm việc gì cũng phải tuân theo quy định ở nơi đó)

- Nước có vua, chùa có bụt.​

- Người trên đứng đắn, kẻ dưới dám nhờn.​

(Vai trò làm gương, mẫu mực của người lớn, bề trên sẽ giữ được phép tắc, giữ được kỷ luật trật tự trong gia đình cũng như ngoài xã hội; mọi sự lộn xộn, đổ vỡ hầu hết đều do không biết tổ chức, bảo ban, thiếu dạy bảo, làm gương của người có trách nhiệm.)

- Bề trên ở chẳng kỉ cương

Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.​

(Hai câu thơ có nghĩa là người bề trên sống không có kỉ cương nên không dạy được kẻ dưới làm cho những kẻ dưới cũng sống không có kỉ cương)

- Dột từ nóc dột xuống.​

(Câu này có ý phê phán một gia đình, một tập thể mà ở đó từ người lớn nhất đến người nhỏ nhất đều không ra gì, đều là đồ bỏ đi... Khuyên những người lớn tuổi, có chức quyền nên coi trọng, giữ gìn phẩm chất của bản thân nếu không muốn những người ở dưới học theo thói xấu của mình.)

- Thượng bất chính, hạ tắc loạn.​

(Nghĩa là bề trên như vua, quan, nhà cầm quyền không quang minh, chính trực, không lo cho nước, cho dân! Thì hạ tức là kẻ dưới như dân chúng, sẽ nổi loạn là lẽ tất nhiên! Câu này ý nhắc nhở những người cầm quyền phải đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân, trên lợi ích của cá nhân mình, thì đất nước mới ổn định không loạn lạc.)

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Những quy định chung của cộng đồng của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 25
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    😇😇😇😇😇😇😇😇

    Thích Phản hồi 07/06/22
    • Chanaries
      Chanaries

      👌👌👌👌👌👌

      Thích Phản hồi 07/06/22

      Soạn Văn 9 - Văn 9

      Xem thêm