Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật

Chúng tôi xin giới thiệu bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.


Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.


Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.


Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.


Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

1968
Phạm Tiến Duật

1. Hoàn cảnh sáng tác

- "Bài thơ về Tiểu đội xe không kính" được Phạm Tiến Duật sáng tác vào năm 1969 trên con đường chiến lược Trường Sơn; in trong tập thơ "Vầng trăng - Quầng lửa".

- Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc.

2. Bố cục

Gồm 4 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “Như sa như ùa vào buồng lái”. Tư thế hiên ngang của người lính lái xe.

- Phần 2: Tiếp theo đến “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”. Tinh thần lạc quan của người lính lái xe trước hoàn cảnh nguy hiểm, khó khăn.

- Phần 3. Tiếp theo đến “Lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Tình động đội của những người lính.

- Phần 4. Còn lại. Lòng yêu nước, quyết tâm chiến đầu vì miền Nam, vì tổ quốc.

3. Thể thơ

Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác theo thể thơ tự do.

4. Ý nghĩa nhan đề

Khi đặt tên cho tác phẩm của mình là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật đã gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trước hết, khi đọc nội dung, ai cũng biết rõ đây là một tác phẩm thuộc thể loại thơ ca. Nhưng tác giả lại để hai chữ “bài thơ” vào nhan đề. Tưởng chừng như thừa, nhưng thực chất Phạm Tiến Duật muốn thông qua hai chữ này để nhấn mạnh vào chất thơ được toát lên từ hiện thực chiến trường khốc liệt.

Tiếp đến, nhan đề cũng nêu ra được hình ảnh trung tâm của tác phẩm, những chiếc xe không kính. Những chiếc xe này vốn không phải vì không có kính, mà trải qua những năm tháng bom rơi, bão đạn khiến kính của chúng bị vỡ đi. Không chỉ một chiếc xe mà là “tiểu đội” - đơn vị quân đội nhỏ nhất. Đây không phải là một trường hợp hy hữu mà là hoàn cảnh chung của những chiếc xe vận chuyển trên tuyến đường Trường Sơn. Từ đó ca ngợi tinh thần của người lính lái xe nơi chiến trường khốc liệt.

Nhan đề bài thơ có sự độc đáo, đặc biệt:

- Nhan đề dài, sự độc đáo

- Nhan đề làm nổi bật hình ảnh chiếc xe không có kính, phát hiện, sáng tạo của tác giả

- Thể hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn

- Từ “bài thơ” đầu tiên nhằm tạo ấn tượng về chất thơ của hiện thực ấy

→ Nhan đề là sự sáng tạo của tác giả

5. Nội dung

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm nơi chiến trường.

- Bài thơ ca ngợi những chiến sĩ lái xe trong đoàn vận tải quân sự trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mĩ: dũng cảm, ngoan cường, lạc quan yêu đời ... trong mưa bom bão đạn; quyết chiến đấu hi sinh vì một lí tưởng cao cả là giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

6. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi

- Giọng thơ giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn…

- Kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ

- Sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, hoán dụ...

- Sáng tạo được những hình ảnh độc đáo có chất liệu hiện thực sinh động

Bài văn mẫu phân tích: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Thời kháng chiến chống Mĩ thấy thế mà cam go lắm, ác liệt lắm. Vậy mà Phạm Tiến Duật lại là nhà thơ trẻ tài cao trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ của ông có giọng điệu sôi nổi trẻ trung hồn nhiên tinh nghịch và sâu sắc. Bài thơ về tiểu đội xe không kính in trong tập Vầng trăng quầng lửa năm 1969 là bài thơ hay độc đáo về hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn hiên ngang tinh thần lạc quan về một ngày mai tươi sáng.

Mỗi đề tài đều mang một nét hay một nét độc đáo. Người viết đề tài nào cũng phải dành tình yêu và sự hiểu biết của mình vào thì mới thành công. Phạm Tiến Duật nhà thơ trẻ tuổi tài cao chọn đề tài người lính trong thời kháng chiến chống Mĩ. Có thể nói đó là mảng đề tài hay và sâu sắc. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là bài thơ có cách viết mới mẻ độc đáo rất cuốn hút người đọc, người nghe. Đó là hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn vì mục đích tiến về Miền Nam thân yêu ruột thịt.

Như tựa đề bài thơ, phần nào Phạm Tiến Duật giúp chúng ta hiểu rõ nội dung là miêu tả về hình ảnh những chiến xe không kính vẫn băng băng trên đường Trường Sơn

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Nhiều từ “không” được lặp đi lặp lại trong dòng thơ mở đầu như một là một lời khẳng định: xưa kia xe vẫn có kính, nó vẫn là chiếc xe lành lặn đẹp đẽ. Nhưng hôm nay “xe không có kính” vì “bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Chiến tranh chống Mĩ ấy tàn khốc lắm, ác liệt lắm đã làm những chiếc xe rơi vỡ mất đi nhiều phụ tùng

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Đúng như vậy đó, chiếc xe ấy chẳng những “không có kính” rồi xe “không có đèn”. Cụm từ “không có” cứ thế mà lặp đi lặp lại để thấy chính chiến tranh đã gây ra bao thiệt hại về tài sản. Dường như tác giả Phạm Tiến Duật cũng dành sự xót thương cho hình ảnh chiếc xe trên đường Trường Sơn. Nó vẫn là con chiến mã quan trọng, là một anh hùng thầm lặng cho những người lính vì mục đích tiến về Miền Nam thân yêu ruột thịt.

Nếu nhắc đến hình ảnh những chiếc xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn đã làm người đọc xúc động như thế thì hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn lại mạnh mẽ và lạc quan đáng khâm phục

“Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

Cụm từ “ung dung” vừa diễn tả hành động lại vừa bộc lộ trạng thái rất tự tại rất thoải mái. Những người lính trẻ cứ như đang tận hưởng tiết trời mát mẻ trên tuyến đường Trường Sơn. Họ luôn “ nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” một cái nhìn đầy lạc quan đầy niềm tin và hi vọng. Đắt giá nhất là cụm từ “nhìn thẳng” được tác giả sử dụng như một lời khẳng định: dù có bất kì chuyện gì xảy ra những người lính ấy vẫn luôn luôn mạnh mẽ tiến về phía trước về Miền Nam yêu thương.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.

Một khung cảnh hiện lên quá hoàn hảo dưới ngòi bút viết như họa của Phạm Tiến Duật. Khung cảnh ấy có gió, có cánh chim chiều, và có cả ánh sao đêm,… Với hình ảnh nhân hóa “gió vào xoa mắt đắng”, liệu có ai đặt câu hỏi rằng tại sao tác giả lại sử dụng như thế? Vì xe không có kính mà những người lính lại chạy xe xuyên đêm nên cảm giác “ đắng” như thế ấy! Họ luôn ngày đêm nỗ lực chạy thật nhanh thật nhanh tiến về Nam. Mỗi con đường xe chạy qua đều in sâu trong tim và chứa chan đầy tình cảm. Các chữ “ như sa, như ùa” đã cho ta thấy được tốc độ chạy thật phi thường của những chiếc xe không kính, lướt nhanh qua bom đạn dày đặc.

Xe không kính làm các anh chiến sĩ lái xe không chỉ chịu “gió xoa mắt đắng” mà có có “bụi”,”có mưa”. Ôi! Gian khổ biết bao

Không có kính ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

Biết bao nỗi cực nhọc mà những người lính ấy phải gánh chịu. Từ “ừ” tác giả vang lên một cách đầy thách thức, thách thức khó khăn mà mình đang gánh chịu. Họ “ừ” một cách hiên ngang tràn đầy hi vọng về ngày mai tươi sáng. Dọc tuyến đường Trường Sơn ngày ấy có bom có gió có bụi. “Bụi phun tóc trắng như người già” với những từ ngữ gợi tả đủ để ta mường tượng ra cảnh tượng ấy đáng thương như thế nào! Chúng ta phải biết trân trọng, phải biết ơn những gì mà các anh chiến sĩ ngày ấy đã làm cho chúng ta hôm nay.

Ngày hôm nay, khi đi trên đường nếu mưa ta còn cảm thấy vô cùng cực nọc dù xe có đủ mọi phụ tùng. Vậy mà trong thời khắc chiến tranh cam go ấy, xe không kính, không đèn, phải chịu đựng gió, bụi, bom giật, bom rung,..

Không có kính ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi

Nhiệt tình cách mạng của người lính không còn là trừu tượng nữa mà được tính bằng những cung đường “lái trăm cây số nữa”. Tác giả sử dụng từ chỉ số lượng “ trăm cây số” để chỉ còn đường ấy dù có xa dù có cách trở thì họ vẫn băng băng về trước đầy hiên ngang. Cung đường ấy trong bom đạn, mưa tuôn phải trả giá bằng bao mồ hôi, xương máu. Câu thơ bảy từ mà có đến sáu thanh bằng diễn tả cái phơi phới, thênh thênh đầy nghị lực, bất chấp mọi gian khổ: “Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi!”

Con đường phía trước còn dài còn khó khăn chồng chất, nhưng tinh thần hiên ngang lạc quan và vui vẻ của các anh thật mạnh mẽ. Các anh vẫn tếu táo, vẫn hồn nhiên

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây hợp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

Sau những ngày tháng lái xe gian khổ giữa rừng Trường Sơn phải chịu mưa, gió, bụi, bom đạn,… Hôm nay họ đã có thể gặp lại đồng đội. Những cái “bắt tay” vội vàng nhưng ấm nồng tình đồng chí đồng đội. Cái “bắt tay” như tiếp thêm sức mạnh luôn tiến về phía trước dù có khó khăn và thử thách.

Thời chiến tranh luôn luôn gian khó, họ là những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn kiên trung bất khuất. Con đường giữa rừng núi ấy gặp lại anh em, cùng dựng nồi nấu bếp ăn một chén cơm mà ấm tình đồng đội

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi lại đi trời xanh thêm.

“Bếp Hoàng Cầm” là bếp dã chiến của bộ đội được đặt dưới lòng đất, khi đun khói tản ra địch sẽ không phát hiện. Mọi thứ đều gian khổ như thế ấy nhưng tinh thần họ vẫn rất vui vẻ, lạc quan. Vẫn “dùng chung bát đũa” và xem nhau là đại gia đình lớn, là anh em ruột thịt. Với hình ảnh ẩn dụ “ xanh thêm” và nghệ thuật điệp từ “lại đi” như một lời cỗ vũ, một lời động viên các anh hãy luôn mạnh mẽ kiên cường tiến về phía trước. Rồi cũng sẽ có ngày tìm thấy màu xanh hi vọng màu xanh hòa bình và độc lập!

Hai câu thơ cuối bài là hai câu thơ đắt giá mà Phạm Tiến Duật viết nên một niềm hi vọng cháy bỏng dành cho các anh lái xe trên tuyến đường Trường Sơn anh dũng, lạc quan:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

“Trái tim” ấy chính là hình ảnh hoán dụ đầy yêu thương. Trái tim nhỏ của từng chiến sĩ tích góp thành một trái tim lớn hướng trọn về Miền Nam thân yêu ruột thịt. Nhưng trái tim ấy cũng chất chứa bao nỗi căm hờn, phẫn uất? Họ căm ghét chiến tranh tàn khốc đã gây ra bao nỗi khốn cùng cho nhân dân, cho những người lính không ngại khó khăn vất vả. Đó chính là trái tim có tình yêu và cả lòng căm hận rất sâu sắc. Với ngòi bút tinh tế sâu sắc và cách dùng từ độc đáo đã góp phần làm hình ảnh mà tác giả muốn truyền tải càng rõ nét hơn trong lòng độc giả.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật qua ngòi bút tinh tế, hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ,… đã giúp hình ảnh người lính lái xe trên đường Trường Sơn càng hiên ngang dũng cảm. Họ là những con người kiên cường, bất khuất dù khó khăn gian khổ. Bài thơ đã tái hiện lại một cách đầy sống động về thời kháng chiến chống Mĩ oanh liệt trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử và những con người dũng cảm, lạc quan mãi mãi đi vào lịch sử thơ ca thời kháng chiến chống Mĩ!

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • shinichiro
    shinichiro

    tuyệt vời

    Thích Phản hồi 27/05/22
    • hổ báo cáo chồn
      hổ báo cáo chồn

      😝😝😝😝😝😝😝😝

      Thích Phản hồi 27/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Soạn Văn 9 Sách mới

      Xem thêm