Viết bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nghị luận độc thoại độc thoại nội tâm

Viết bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nghị luận độc thoại độc thoại nội tâm là tài liệu Văn mẫu lớp 9 được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Thông qua tài liệu này, các em sẽ hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm... từ đó học tốt Văn 9 hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

I. Bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nghị luận độc thoại độc thoại nội tâm

Trả lời:

Tôi vừa phải nằm viện một tuần vì bị ốm. Hôm nay là ngày tôi được ra viện. Trên đường về nhà, xen với nỗi vui mừng là nỗi lo. Lo vì không biết phải xoay xở sao đây để bù đắp bài vở trong những ngày qua. Tôi vừa bước vào nhà thì bé Hoa, em tôi, nhảy cẫng ra và bi bô:

- Anh Hưng ơi! Có chị nào nho nhỏ, chị nói với bố là bạn của anh. Ngày nào chị ấy cũng đến lấy vở về chép bài cho anh. Chị ấy còn cho em kẹo nữa cơ đấy!

- Ừ.

Rồi không kịp nhìn những viên kẹo trên tay em, tôi lao ngay vào phòng học. Tay tôi run run giở vội những tờ giấy trắng. Không lẽ lại là cái Hà? Có phải là Hà không nhỉ? Thôi đúng Hà rồi. Tôi lặng đi. Chính Hà đã âm thầm giúp tôi trong những ngày qua. Vậy mà đã có lúc tôi nghĩ xấu về Hà. Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:

- Hà ơi! Cảm ơn bạn nhé!

II. Tìm hiểu về đối thoại và độc thoại nội tâm

1. Đối thoại và độc thoại là gì?

Trong văn bản tự sự, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật.

Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt câu là một gạch đầu dòng).

Độc thoại là một bài phát biểu trong đó một nhân vật thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của mình với các nhân vật khác hoặc khán giả. Độc thoại được sử dụng trong cả các tác phẩm kịch (phim truyền hình, phim, v.v.) cũng như trong các tác phẩm phi kịch như thơ. Mục đích chính của một cuộc độc thoại là để tiết lộ hoạt động bên trong của một nhân vật và hiểu động cơ của anh ta hoặc cô ta mà có thể vẫn chủ yếu là nội bộ. Có hai loại độc thoại được gọi là độc thoại nội tâm và độc thoại kịch. Một đoạn độc thoại nội tâm liên quan đến nhân vật thể hiện suy nghĩ của mình với khán giả trong khi độc thoại kịch tính liên quan đến nhân vật thể hiện suy nghĩ của mình với các nhân vật khác.

2. Độc thoại nội tâm là gì?

Độc thoại nội tâm là một sự miêu tả mở rộng trong độc thoại thường thấy của sự phối hợp giữa tư duy và cảm xúc trong một nhân vật hư cấu. Những tư tưởng này có thể hoặc là có quan hệ một cách lỏng lẻo cảm tưởng gần giống như sự liên tưởng tự do hoặc là sự phối hợp giữa tư duy và cảm xúc được sắp xếp một cách có lí trí hơn. Độc thoại nội tâm bao gồm một vài hình thức, kể cả sự xung đột bên trong đã được kịch hoá, sự lý giải bản thân, cuộc đối thoại tưởng tượng, và sự giải thích duy lý. Một độc thoại nội tâm có thể là một sự diễn đạt ý nghĩ trực tiếp của ngôi nhân xưng thứ nhất, hình như không có sự lựa chọn và kiểm tra của tác giả, hoặc có sự luận bàn của ngôi thứ ba mà bắt đầu bằng một nhóm từ kiểu như “anh ấy nghĩ” hay “những suy nghĩ của anh ấy đã bắt đầu”. Thuật ngữ độc thoại nội tâm thường được dùng hoán đổi với “dòng ý thức”. Nhưng trong lúc một độc thoại nội tâm có thể phản ánh tất cả những suy nghĩ nửa vời, những cảm giác, và những sự liên tưởng tác động vào ý thức của nhân vật, nó cũng có thể bị hạn chế bởi một trật tự phô diễn của tư duy dựa trên lí trí trong nhân vật.

Vd:

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chín đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?

Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. (Nam Cao)

3. Một số bài tập

Bài 1: Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích sau đây:

Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo… Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.

– Này, thầy nó ạ.

Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.

– Thầy nó ngủ rồi a?

– Gì?

Ông lão khẽ nhúc nhích.

– Tôi thấy người ta đồn…

Ông lão gắt lên:

– Biết rồi!

Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt.

(Kim Lân, Làng)

Bài giải

Đây là một cuộc đối thoại diễn ra không bình thường giữa vợ chồng ông Hai:

– Có ba lượt lời trao (lời bà Hai), nhưng chỉ có 2 lời đáp.

– Lời thoại đầu của bà, ông Hai không đáp lại “nằm rũ ra ở trên giường không nói gì”, câu hỏi thứ 2 được ông “khẽ nhúc nhích” đáp lại bằng một câu hỏi với một từ “Gì?”. Lần thứ 3, ông cũng chỉ đáp lại bằng một câu cụt lủn, giọng gắt lên: “Biết rồi!”

* Tái hiện lại cuộc đối thoại này, tác giả đã làm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc.

Bài 2: Viết đoạn văn có sử dụng yếu tố đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm

Bài tham khảo 1

Kết thúc buổi liên hoan chia tay, tôi mang trong lòng một nỗi buồn nặng trĩu. Ngày mai tôi sẽ rời xa Hà Nội để đi du học, vậy mà người bạn thân nhất của tôi là Hằng lại không đến tham dự.

Đang lan man suy nghĩ, bỗng có tiếng nói của Lan cất lên từ phía sau:

- Cậu đang suy nghĩ điều gì mà nhìn tâm trạng thế?

Tôi quay lại nhìn Lan và trả lời:

- Ừ, không có gì đâu.

- Tớ biết cậu đang buồn vì Hằng không thể tới, nhưng hãy thông cảm cho bạn ấy nhé, mẹ bị ốm phải vào viện. Hằng có gửi cho cậu một lá thư và một món quà kỉ niệm đây.

Tôi mở lá thư ra đọc, từng dòng chữ khiến tôi bồi hồi xúc động. Hằng vẫn nhớ tất cả những kỉ niệm giữa chúng tôi ư? Dù bận chăm sóc mẹ ốm nhưng Hằng vẫn rất chu đáo, phải chăng tôi đã trách lầm Hằng? Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:

- Hằng ơi! Cậu mãi là người bạn tốt của tớ trong cuộc đời này.

Bài tham khảo 2

Ai trong chúng ta cũng luôn được giáo dục về tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Chủ nhật vừa qua, khi đang đi học về, tôi đã gặp một cụ già đang loay hoay bên vỉa hè. Bà cụ có mái tóc bạc trắng, lưng đã còng, tay xách một chiếc giỏ trông có vẻ khá nặng. Nhớ lời được dạy phải luôn biêt giúp đỡ mọi người, tôi tiến lên và hỏi bà cụ:

- Cháu chào bà! Bà ơi, bà có cần cháu giúp bà qua đường không ạ?

Nghe tôi nói vậy, bà cụ nở một nụ cười móm mém và đáp:

- Ôi, may quá! Cảm ơn cháu! Cháu giúp bà với!

Nghe bà nói thế, tôi hăm hở đỡ lấy chiếc giỏ trên tay bà. Vừa đỡ lấy chiếc giỏ, tôi thầm nghĩ ngay: "Chao ôi, cũng khá là nặng đây nhỉ!" Tôi xách giỏ, lựa lúc xe vắng và dắt bà qua đường. Sau khi qua đường xong, bà cảm ơn tôi và rời đi trong niềm vui. Nhìn bóng lưng bà dần khuất, lòng tôi cảm thấy vui sướng đến lạ, tuy có thể chỉ là một việc nhỏ nhưng tôi đã giúp được một người khác. Tôi thấy tâm trạng mình rất tốt và tự nhủ với bản thân mình sẽ kàm nhiều việc tốt hơn nữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.

---------------------------------------

Ngoài Viết bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nghị luận độc thoại độc thoại nội tâm, mời các bạn tham khảo thêm Soạn Văn 9 trên VnDoc để dễ dàng soạn bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Đánh giá bài viết
56 35.290
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bánh Quy
    Bánh Quy

    đúng nội dung cần tìm ấy

    Thích Phản hồi 11/06/22
    • Đậu Phộng
      Đậu Phộng

      😜😜😜😜😜😜😜😜

      Thích Phản hồi 11/06/22
      • Sunny
        Sunny

        tuyệt vời

        Thích Phản hồi 11/06/22

        Văn mẫu lớp 9

        Xem thêm