Giải thích thành ngữ Dây cà ra dây muống

Giải thích thành ngữ Dây cà ra dây muống được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Giải thích thành ngữ Dây cà ra dây muống

Trả lời:

Cách nói, cách viết từ cái này lan man sang cái kia một cách dài dòng, lôi thôi..

1. Thành ngữ

Thành ngữ là những cụm từ mang một nghĩa cố định, nó không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ đứng độc lập riêng rẽ với từ ngữ hay hình ảnh mà thành ngữ sử dụng, và thường được sử dụng trong việc tạo thành những câu nói hoàn chỉnh trong tiếng Việt.

Thành ngữ còn là tập hợp các từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó. Nghĩa của nó thường là những hàm ý sâu xa mà chúng ta phải phân tích một cách kỹ lưỡng mới có thể giải thích được ý nghĩa của nó.

2. Phương châm hội thoại

- Phương châm hội thoại thuộc môn học chuyên nghiên cứu phần nội dung của ngôn từ trong mối quan hệ với ngữ cảnh, với tình huống giao tiếp.

- Khi giao tiếp, người nói phải tuân thủ những quy định. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại.

- Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa (phương châm về lượng).

- Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực (phương châm về chất).

- Nghĩa chung, phương châm gồm có 2 từ tố “phương pháp" và "châm ngôn" ghép lại. Phương châm là châm ngôn nói lên phương pháp, chỉ đạo tư tưởng, hoặc ngôn ngữ, hoặc hành động của con người.

- Phương châm hội thoại là phương pháp, cách thức mà chúng ta cần biết để điều khiển tư tưởng và ngôn ngữ khi giao tiếp trong xã hội.

3. Các phương châm hội thoại

Có 5 phương châm hội thoại:

- Các phương châm chi phối nội dung hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức.

- Phương châm chi phối quan hệ giữa các cá nhân: phương châm lịch sự

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Giải thích thành ngữ Dây cà ra dây muống. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 29
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bắp
    Bắp

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 31/05/22
    • Bánh Quy
      Bánh Quy

      😘😘😘😘😘😘

      Thích Phản hồi 31/05/22

      Soạn Văn 9 - Văn 9

      Xem thêm