Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất?

Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất?

Lời giải:

- Phương châm về lượng: Trong quá trình giao tiếp, câu cần có nội dung. Trong đó, nội dung của câu nói phải đáp ứng các yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa cũng không thiếu.

- Phương châm về chất: Trong quá trình giao tiếp, những thông tin chưa xác thực, chưa xác định được độ chính xác thì không nên nói chắc chắn.

1. Các phương châm hội thoại là gì?

Phương châm hội thoại là các quy định, nguyên tắc bắt buộc mà người tham gia hội thoại cần làm theo và tuân thủ. Đáp ứng các yêu cầu này thì cuộc giao tiếp mới được xem là thành công.

2. Những phương châm hội thoại chính

Phương châm hội thoại chính được phân làm 5 loại. Bao gồm:

- Phương châm về lượng: Trong quá trình giao tiếp, câu cần có nội dung. Trong đó, nội dung của câu nói phải đáp ứng các yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa cũng không thiếu.

- Phương châm về chất: Trong quá trình giao tiếp, những thông tin chưa xác thực, chưa xác định được độ chính xác thì không nên nói chắc chắn.

- Phương châm quan hệ: Trong quá trình giao tiếp, cần tập chung vào chủ đề giao tiếp, tuyệt đối không nói lạc đề, lạc hướng.

- Phương châm cách thức: Trong quá trình giao tiếp, người nói cần chú ý đảm bảo sự mạch lạc của câu. Nên nói ngắn gọn, xúc tích, tránh nói dài, mơ hồ.

- Phương châm lịch sự: Trong quá trình giao tiếp, người giao tiếp cần thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện.

3. Tại sao cần nắm vững các phương châm hội thoại?

Trong quá trình giao tiếp, cần nắm vững, hiểu rõ những phương châm hội thoại để thực hiện thành công, giúp người đối diện dễ hiểu. Tùy vào tình huống cụ thể, mà người nói có thể vận dụng các phương châm hội thoại này một cách linh hoạt và phù hợp hoàn cảnh.

Nguyên nhân gây nên tình trạng những phương châm hội thoại không được tuân thủ như:

- Người nói vụng về, thiếu khéo léo hay thiếu kinh nghiệm trong việc giao tiếp.

- Người nói chú ý đến phương châm hội thoại khác hoặc cần thực hiện mục tiêu khác quan trọng hơn.

- Người nói muốn tạo dựng sự chú ý, thu hút người nghe hiểu câu với hàm ý khác.

4. Ví dụ về các phương châm hội thoại

a. Phương châm về lượng

* Ngữ liệu 1

An: - Cậu có biết bơi không?

Ba: - Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa

An: - Cậu học bơi ở đâu vậy?

Ba: - Dĩ nhiên là học bơi ở dưới nước chứ còn ở đâu.

- Phân tích ngữ liệu:

(1) An hỏi Ba học bơi ở đâu mục đích muốn biết An học bơi ở chỗ nào (sông, hồ, bể bơi cụ thể nào đó…), tức nơi mà Ba học bơi.

(2) Câu trả lời của An không đánh trúng ý muốn mục đích Ba hỏi vì đương nhiên ai cũng biết học bơi thì phải học dưới nước chứ không thể nào học được trên bờ. Cách trả lời của An thừa, không cần thiết

- Nhận xét:

+ An vi phạm phương châm về lượng (tức nói bị thừa thông tin không cần thiết)

* Ngữ liệu 2

Mẹ:

- Cô giáo cho con bài tập trong sách bài tập nào thế?

Nam:

- Cô giáo con cho làm bài tập trong sách bài tập ạ!

- Phân tích ngữ liệu

(1)

Mẹ hỏi với mục đích muốn biết con được làm bài tập trong sách bài tập nào (tên sách bài tập cụ thể), Trong khi người con không trả lời cụ thể tên sách. Việc trả lời trên chưa đáp ứng được mục đích hỏi của mẹ

=> Nam cũng vi phạm phương châm về lượng (trả lời thiếu nội dung thông tin)

* Nhận xét

- Phương châm về lượng là cách nói đủ thông tin , không thừa không thiếu.

- Trong giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng được đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu.

b. Phương châm về chất

* Xét ngữ liệu và phân tích

* Ngữ liệu 1

QUẢ BÍ KHỔNG LỒ

Hai chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy một quả bí to, kêu lên:

- Chà! Quả bí kia to thật!

Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:

- Thế thì đã lấy làm gì to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.

Anh kia nói ngay:

- Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.

Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:

- Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy?

Anh kia giải thích:

- Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.

Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói sang chuyện khác

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)

(1) Tại sao câu chuyện trên lại gây cười? Thông tin mà hai anh nói: "quả bí to bằng cả cái nhà và cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng" được cho là vô lí, thiếu tính xác thực.

=>phê phán tính ba hoa, nói khoác

* Nhận xét

- Phương châm về chất là khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 162
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    cho xin bài trắc nghiệm Trạng từ đc k?

    Thích Phản hồi 09/06/22
    • Lanh chanh
      Lanh chanh

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 09/06/22
      • Sunny
        Sunny

        🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 09/06/22

        Soạn Văn 9 - Văn 9

        Xem thêm