Tác dụng của ngôi kể trong Chiếc lược ngà

Tác dụng của ngôi kể trong Chiếc lược ngà được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Tác dụng của ngôi kể trong Chiếc lược ngà?

Trả lời:

– Đoạn trích “Chiếc lược ngà” được kể theo ngôi thứ nhất.

– Người kể chuyện ở đây là bác Ba. Bác vừa là một người đồng đội, một người bạn thân thiết của ông Sáu, vừa là người chứng kiến câu chuyện từ đầu đến cuối.

– Cách chọn vai kể ấy góp phần tạo nên sự thành công của “Chiếc lược ngà” ở những điểm sau:

+ Làm tăng tính khách quan, chân thực cho câu chuyện bởi người kể chuyện đồng thời cũng là một người trong cuộc chứng kiến những sự việc xảy ra.

+ Người kể chuyện dễ dàng đan xen vào những bình luận, những cảm xúc, suy nghĩ hết sức thấu đáo để người đọc có thể hiểu và đồng cảm với câu chuyện.

+ Người kể chuyện có nhiều cơ hội tìm hiểu đi vào thế giới nội tâm nhân vật một cách sâu sắc.

Phân tích về tác dụng của ngôi kể trong tác phẩm Chiếc lược ngà - Mẫu số 1

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, có rất nhiều các câu chuyện, các truyện ngắn cảm động về tình người, về tình nghĩa trong hai cuộc kháng chiến ác liệt đó. Câu chuyện nói về chiến tranh lại không có súng đạn, bom rơi nhưng lại vô cùng cảm động và lên án chiến tranh phi nghĩa tiêu biểu đó chính là truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.

Câu chuyện kể về tình cha con sâu nặng, cảm động của anh Sáu và đứa con gái bé bỏng của anh (bé Thu) vì sự hiểu nhầm đáng tiếc mà tất cả cũng chỉ vì chiến tranh mà hai cha con đã không thể có nhiều với nhau những kỉ niệm đẹp về tình cha con. Câu chuyện được trần thuật lại bởi đồng đội của anh Sáu với những suy ngẫm và cảm xúc được đan xen vào câu chuyện càng làm câu chuyện chân thực và sống động hơn.

Chuyến thăm nhà sau một thời gian dài trên chiến trường, với tâm thế hào hứng và vô cùng hồi hộp về gặp gia đình đặc biệt là đứa con gái bé bỏng của anh Sáu được kể lại với hàng loạt các chi tiết khắc họa nội tâm và tâm lí nhân vật của Nguyễn Quang Sáng đã cho người đọc người nghe thấu hiểu cảm thông được nỗi khát khao nhưng cũng đầy đau khổ của người cha mà không được nghe tiếng gọi ba từ con mình, chỉ vì sự ương bướng và sự hiểu nhầm đáng tiếc má tất cả đều cho chiến tranh gây ra, ấy vậy mà giây phút cuối trước khi quay lại chiến trường thì anh Sáu cũng đã được nghe tiếng "ba" đầy cảm động, làm cho chúng ta như muốn rơi lệ cùng, nút thắt đã được tháo câu chuyện như được mở ra với trang mới.

Truyện được kể với tình tiết vô cùng bất ngờ, nhưng cách sắp xếp và cách kể chuyện lại vô cùng hợp lý, lôi cuốn người đọc, đặc biệt chuyện được kể dưới giọng kể của anh Ba đồng đội của anh Sáu càng làm câu truyện xác thực và hấp dẫn hơn cả. xuyên suốt truyện với hai tình huống chính đó chính là trước khi nhận ông Sáu là cha của bé Thu và sau khi nhận cha của bé Thu. Qua đây người đọc có thể thấy tình cha con thiêng liêng biết bao, vô cùng trân trọng và sâu sắc.

Cách kể chuyện đan xen với những suy nghĩ và cảm xúc của anh Ba càng làm câu chuyện thêm phần bất ngờ và gay cấn. nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc biệt là bé Thu càng làm cho câu chuyện thêm phần sinh động và độ xác thực cao, ngôn ngữ được sử dụng trong truyện cũng quen thuộc với nhiều từ địa phương đã làm cho ta như đang giữa khung cảnh chia ly của hai cha con trước lúc lên đường ra chiến trường.

Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, tình tiết bất ngờ nhưng hợp lý đã gợi lên hình ảnh về tình cha con mãnh liệt, cảnh chia tay làm chúng ta như bật khóc vì cảm động và xót xa cho các nhân vật. từ đây Nguyễn Quang Sáng như muốn nhấn mạnh chiến tranh phi nghĩa chỉ mang lại đau thương mà thôi, tình cha con là thiêng liêng là bất diệt, chúng ta cần trân trọng những phút giây bên nhau, bên người thân bên gia đình thân yêu nơi đó có cha mẹ với tình yêu bao la vô bờ bến cho những đứa con của mình.

Phân tích về tác dụng của ngôi kể trong tác phẩm Chiếc lược ngà - Mẫu số 2

Các tác phẩm như “Đồng chí”, “Tiểu đội xe không kính” là những bài thơ tiêu biểu, tái hiện lại một thời kỳ đấu tranh gian khổ và ác liệt của quân và dân ta. Cũng cùng đề tài ấy nhưng Nguyễn Quang Sáng không viết về bom rơi, đạn nổ trên chiến trường mà ông viết về sự chia ly, xa cách trong đời sống tinh thần, tình cảm trong gia đình, tiêu biểu đó là truyện ngắn “Chiếc lược ngà”.

Truyện “Chiếc lược ngà” viết về tình cha con sâu nặng của anh Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt. Truyện được viết theo ngôi kể thứ nhất qua lời kể của anh Ba là một người bạn thân của anh Sáu, anh Ba đã cùng với anh Sáu trở về nhà và chính trong những ngày tháng thăm gia đình thì anh Ba đã được chứng kiến câu chuyện của cha con anh Sáu. Qua lời kể của anh Ba ta vừa được kể một cách lạc quan nhưng lại cũng đang cài những suy nghĩ, những cảm xúc, thái độ của anh Ba khi chứng kiến câu chuyện. chính câu chuyện đã tăng thêm độ tin cậy và chất trữ tình.

Anh Sáu sau chuyến về thăm gia đình và đặc biệt là con gái của mình, bằng một loạt các chi tiết, tiêu biểu chọn lọc, tác giả đã thể hiện được niềm mong ước được gặp lại con, nỗi khát khao cháy bỏng nhưng cũng vô cùng bất lực, đau khổ trước sự bướng bỉnh của cô con gái nhưng trước lúc đi, anh đã bất ngờ khi nghe được bé Thu gọi một tiếng cha trong đời, đó không phải là tiếng gọi thông thường mà là tiếng gọi từ tấm lòng của một đứa bé đã khăng khăng quyết không nhận cha nhưng rồi cô bé nhận ra được sự quan tâm và tình cảm chân thành mà anh Sáu dành cho cô con gái của mình, nút thắt của truyện như được mở.

Truyện ngắn có một cốt truyện vô cùng chặt chẽ, được xây dựng bởi những tình huống bất ngờ và hợp lý, câu chuyện được anh Ba kể lại có hai tình huống chính, tình huống thứ nhất là lúc hai cha con anh Sáu gặp nhau sau tám năm xa cách. Bé Thu không nhận ra cha, đến lúc em nhận ra và bộc lộ tình cảm thắm thiết thì anh Sáu lại ra đi. Còn tình huống thứ 2, là ở khu căn cứ anh Sáu đã dồn hết tâm trí dồn chiếc lược ngà tặng con nhưng khi hoàn thành chiếc lược thì hy sinh mà chưa kịp trao lại cây lược cho con. Tình huống truyện vô cùng độc đáo, đã góp phần vào việc bộc lộ tính cách nhân vật. Nếu tình huống thứ nhất thể hiện tình cảm mãnh liệt của bé Thu đối với cha thì tình huống thứ 2 lại bày tỏ tình cảm sâu sắc của người cha đối với con gái.

Với cốt truyện độc đáo chặt chẽ cùng với ngôi kể và cách kể rất thích hợp đó là anh Ba một người bạn thân thiết của anh Sáu, anh Ba vừa kể lại câu chuyện một cách khách quan vừa chia sẻ cảm xúc với nhân vật. Vì vậy mà tư tưởng, chủ đề của truyện được bộc lộ rõ hơn, thuyết phục hơn. Trong suốt cả mạch truyện, dòng cảm xúc thì mà anh Ba đã xen vào câu chuyện và trực tiếp kể chuyện và bộc bạch suy nghĩ của mình, lúc thì anh thấy như có ai bóp nghẹt lấy trái tim anh, lúc thì anh thấy tiếng thét của con bé như xé tan trái tim của mọi người, lúc anh lại nghĩ giá như anh Sáu được ở lại vài ngày với con. Tất cả những cảm xúc, suy nghĩ của anh Ba xen vào mạch truyện làm cho câu chuyện tăng thêm chất trữ tình.

Câu chuyện còn đặc biệt thành công khi tác giả xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là miêu tả tâm ký của nhân vật trẻ thơ. Tất cả được kể lại bằng một thứ ngôn ngữ giản dị, đậm đà màu sắc Nam Bộ. Trong truyện có nhiều từ ngữ địa phương được sử dụng và chính cái ngôn ngữ này đã khiến cho các nhân vật của Nguyễn Quang Sáng trở nên chân thực và vô cùng sinh động.

Bằng ngôi kể chuyện thứ nhất, và cốt truyện hợp lí tình cha con một cách mãnh liệt khiến cho tất cả những người trong cuộc chia tay ấy đều cảm thương và anh Ba người bạn thân của anh Sáu chợt nhận ra ý nghĩ hay là bảo anh ở lại nhà với con ít nữa nhưng vì nhiệm vụ anh phải ra đi, Nguyễn Quang Sáng viết: “Đây chính là lời trăng trối cuối cùng và cũng chính là tình yêu anh để lại trên thế gian, tình yêu ấy là bất diệt”.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Tác dụng của ngôi kể trong Chiếc lược ngà. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 915
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hằngg Ỉnn
    Hằngg Ỉnn

    💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 09/06/22
    • Gà Bông
      Gà Bông

      👍👍👍👍👍👍👍

      Thích Phản hồi 09/06/22
      • Bánh Tét
        Bánh Tét

        hay quá

        Thích Phản hồi 09/06/22

        Soạn Văn 9 - Văn 9

        Xem thêm