Khởi ngữ là gì? Nêu ví dụ
Khởi ngữ là gì? Nêu ví dụ
Khởi ngữ là gì, tác dụng của khởi ngữ, cách đặt câu với khởi ngữ, tất cả sẽ có trong tài liệu Khởi ngữ là gì? Nêu ví dụ. Mời các bạn tham khảo để biết cách nhận biết khởi ngữ và đặt câu với khởi ngữ nhé.
1. Khởi ngữ là gì?
Trong sách giáo khoa đã nêu rõ khái niệm khởi ngữ là thành phần thường đứng trước chủ ngữ của câu, thường nêu rõ vấn đề được nói đến trong câu.
Đứng trước khởi ngữ thông thường sẽ có một số từ như đối với, về…
* Công dụng của khởi ngữ trong câu
Khởi ngữ có ý nghĩa quan trọng giúp câu nổi bật được ý muốn thể hiện tới người nghe và liên quan mật thiết với thành phần chính.
Nếu bạn thấy một bộ phần của câu mà được đặt lên đầu khác với so trật tự thông thường thì nó có thể là khởi ngữ. Với ý muốn nhấn mạnh bộ phận được đưa lên trước đó.
Ví dụ: Về việc trồng hoa trong chậu thì cần phải lưu ý tới chất lượng đất, kích cỡ chậu và cách chăm sóc loại cây đó.
Khởi nghĩa trong cây này chính là “về việc”, nó đứng đầu câu và đảm nhiệm giúp nổi bật ý chính được nêu trong câu.
Trường hợp khác, khởi ngữ còn đóng vai trò nêu chủ đề của sự việc, hiện tượng, bắt đầu một câu chuyện một cách hấp dẫn. Như vậy, khỏi ngữ mang nhiều ý nghĩa nên bạn cần hiểu rõ để vận dụng đúng trong từng trường hợp cụ thể. Tiếng Việt quan trọng tới yếu tố câu trôi chảy, sắp xếp từ ngữ đúng vị trí. Mỗi một từ trong câu đảm nhiệm chức năng riêng và giữa chúng có liên kết chặt chẽ với nhau.
2. Tác dụng của khởi ngữ
Khởi ngữ thường có 2 tác dụng đó là ý nghĩa nhấn mạnh và ý nghĩa nêu chủ đề của sự tình. Nếu như nó có thể xác định đảm trách chức năng cú pháp nào đó trong câu đi sau thì chủ yếu nó mang ý nghĩa nhấn mạnh, thứ yếu là mang ý nghĩa chủ đề sự tình. Còn trong trường hợp ngược lại nếu không xác định đảm trách một chức năng cụ thể thì khởi ngữ chủ yếu nêu chủ đề của sự tình và ý nghĩa nhấn mạnh chỉ là phụ.
3. Đặt câu khởi ngữ
Thực hành đặt câu khởi ngữ sau đó chuyển thành câu không có khởi ngữ.
Ví dụ: Cuốn truyện này, tôi đã mua lâu rồi => Tôi đã mua cuốn truyện này lâu rồi.
Đi chơi, em chỉ biết suốt ngày đi chơi => Em chỉ biết suốt ngày đi chơi.
*Ví dụ về khởi ngữ
– Về các môn tự nhiên, Nam là người học rất giỏi.
“Về các môn tự nhiên” là khởi ngữ, Nam là chủ ngữ.
– Đối với chúng tôi, điều này thật bất ngờ.
“Đối với chúng tôi” là khởi ngữ.
4. Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ
Cũng như các loại từ khác, khởi ngữ có một số dấu hiệu nhận biết riêng. Điều này rất quan trọng khi học sinh làm các bài tập xác định khởi ngữ trong câu.
– Có quan hệ từ phía trước khởi ngữ trong câu.
– Đứng trước khởi ngữ thông thường sẽ có một số từ đặc trưng như về, với, còn, đối với…
– Có thể thêm trợ từ “thì” vào phía sau khởi ngữ
Viết đoạn văn có sử dụng khởi ngữ:
Với tôi mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm, đặc biệt là tháng 9 tựu trường chúng tôi được gặp lại bạn bè sau những tháng hè xa cách. Thời tiết mùa thu thật đẹp, nắng không quá gắt mà dịu nhẹ, thỉnh thoảng có những cơn gió nhẹ man mát của mùa thu. Cây cối ngả sang màu vàng úa, các loài động vật như chim chóc, ong bướm cũng trở nên thưa thớt. Về con người họ vẫn học tập và làm việc bất kể thời gian nào trong năm.
*Ví dụ về khởi ngữ
– Về các môn tự nhiên, Nam là người học rất giỏi.
“Về các môn tự nhiên” là khởi ngữ, Nam là chủ ngữ.
– Đối với chúng tôi, điều này thật bất ngờ.
“Đối với chúng tôi” là khởi ngữ.
“Về các môn tự nhiên” là khởi ngữ, Nam là chủ ngữ.
– Đối với chúng tôi, điều này thật bất ngờ.
“Đối với chúng tôi” là khởi ngữ.
5. Một số gợi ý cách giải bài tập SGK
Câu 1
a) “Điều này” là khởi ngữ.
b) “Đối với chúng mình” là khởi ngữ.
c) “Một mình” là khởi ngữ.
d) “Làm khí tượng” và “Đối với cháu” câu (e) cũng là khởi ngữ.
Câu 2
a) Từ “làm bài” làm nhiệm vụ vị ngữ.
b) Từ “hiểu”, “giải” cũng làm vai trò là vị ngữ trong câu.
Câu 3: Viết lại câu đưa phần in đậm thành khởi ngữ.
– Làm bài, anh ấy thật cẩn thận
– Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
6. Một số dạng bài tập về khởi ngữ
Bài 1: Tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú trong các trường hợp sau:
a) Anh con trai rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
b) Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
c) Bỗng nhận ra hương Ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
d) Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
e) Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?
f) Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
g) Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm gì ấy trái tim tôi.
h) Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kê dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát.
Hướng dẫn giải:
a) Thành phần phụ chú: rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân; và cũng rất tự nhiên
b) Thành phần gọi - đáp: ơi
c) Thành phần tình thái: hình như.
d) Thành phần đề ngữ: (mà) ông.
e) Thành phần cảm thán: chết nỗi
f) Thành phần cảm thán: than ôi!
g) Thành phần khởi ngữ: còn tôi
h) Thành phần tình thái: thì ra
Câu 2: Chuyển các câu sau thành câu có thành phẩn khởi ngữ:
a) Tôi không đi chơi được.
b) Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được.
c) Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
Hướng dẫn giải:
a) Về việc đi chơi, tôi không đi được.
b) Đối với một bài thơ hay, tôi đọc qua một lần không bao giờ mà rời ngay xuống được.
c) Với tấm áo ấy, con không bao giờ, mặc nữa.
Như vậy, trong nội dung bài viết này chúng tôi đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về khái niệm khởi ngữ là gì? và một vài thông tin quan trọng. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Luật Minh Khuê xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!