Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vai trò vị trí tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Vai trò vị trí tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vai trò vị trí tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

Lời giải:

Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:

- Sử dụng miêu tả trong thuyết minh giúp người đọc (nghe) hình dung cụ thể, sinh động hơn về đối tượng, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh. Miêu tả là dựa vào đặc điểm, tính chất khách quan của đối tượng, phát huy trí tưởng tượng, hư cấu; sử dụng nhiều yếu tố so sánh, liên tưởng, ít sử dụng số liệu cụ thể; dùng nhiều trong sáng tác văn học nghệ thuật; ngôn ngữ thường đa nghĩa.

- Các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, điệp ngữ… góp phần làm sinh động, cụ thể cho nội dung thuyết minh.

- Ví dụ khi văn bản thuyết minh về ngôi trường. Yếu tố miêu tả sẽ chỉ rõ những đặc điểm về số phòng học, số lớp học, màu sơn của ngôi trường… Các yếu tố biện pháp nghệ thuật sẽ góp phần miêu tả sinh động, cụ thể, qua đó thể hiện được cảm xúc của người viết.

1. Văn bản thuyết minh

– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

– Đặc điểm chủ yếu: trình bày các đặc điểm tiêu biểu của sự vật hiện tượng.

– Tính chất: cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, phổ thông và hữu ích cho con người.

– Các phương pháp thuyết minh thường dùng:

+ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.

+ Phương pháp liệt kê.

+ Phương pháp nêu ví dụ.

+ Phương pháp dùng số liệu.

+ Phương pháp so sánh.

+ Phương pháp phân loại, phân tích.

2. Đặc điểm của văn bản thuyết minh

Văn bản thuyết minh có một số đặc điểm như sau:

– Văn bản thuyết minh là thể loại văn bản thông dụng, được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, cung cấp cho bạn đọc những kiến thức khách quan về những vấn đề, sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội

– Văn bản thuyết minh có phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày;

– Khi viết một văn bản thuyết minh, người viết phải, trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, những dẫn chứng trong văn bản thuyết minh cần chính xác, chặt chẽ và sinh động để truyền tải được hết ý của người viết đến với người đọc.

3. Văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật

Tìm hiểu Văn bản “Hạ Long- đá và nước”

a, Thuyết minh về vẻ đẹp của đá, nước ở Hạ Long

- Đặc điểm này trừu tượng, khó thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê

b, Phương pháp thuyết minh

- Phương pháp nêu định nghĩa

- Phương pháp giải thích

- Phương pháp liệt kê

Câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long: “Chính Nước làm cho Đá sống dậy… có tâm hồn”

c, Để cho sinh động, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật

- Biện pháp liên tưởng, tưởng tượng thế giới diệu kì của Hạ Long

+ Nước tạo nên sự di chuyển, tạo nên thú vị của cảnh sắc

+ Tùy theo góc độ, tốc độ di chuyển của khách, tùy theo hướng ánh sáng soi rọi vào đảo đá mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động, biến hóa lạ lùng

- Biện pháp nhân hóa:

+ Đá có tri giác, có tâm hồn

+ Gọi đá là thập loại chúng sinh, thế giới người, bọn người đá hối hả trở về

→ Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng, gây ấn tượng mạnh, thu hút người đọc

4. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh

Văn miêu tả

Văn thuyết minh

+ Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật, đối tượng….

+ Trung thành với đặc điểm của sự vật, đối tượng.

+ Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.

+ Ít dùng so sánh, liên tưởng.

+ Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.

+ Đảm bảo tính khách quan, khoa học.

+ Ít dùng số liệu cụ thể.

+ Dùng số liệu cụ thể.

VD: “Những đám mây trắng như bông đang tô vẽ cho nền trời bằng những hình thù lạ mắt. Nắng trong vắt như pha lê. Nắng xiên qua cây gỗ tếch ở vườn hoa phố Nguyễn Cao, rọi xuống và chạy lung tung quanh cái bàn ăn trưa của bốn cụ già…”

VD: “Hoa chuông cao từ 15- 20 cm. Hoa nhỏ có hình chuông, hương thơm, thân uốn cong, màu trắng hay hồng lợt. Hoa có thể sống trong bình từ 5- 7 ngày…”

* Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Vai trò vị trí tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bắp
    Bắp

    😍😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 11/06/22
    • Bánh Bao
      Bánh Bao

      thật hay

      Thích Phản hồi 11/06/22
      • Gà Bông
        Gà Bông

        😝😝😝😝😝😝😝😝

        Thích Phản hồi 11/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Soạn Văn 9 Sách mới

        Xem thêm