Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm

Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm được VnDoc tổng hợp và đăng tải giúp các em có thêm nhiều ý tưởng hoàn thành bài văn của mình.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đề bài: Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm

Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm mẫu 1

Sinh ra trong gia đình có bố là giáo viên dạy tiếng Anh, mẹ là giáo viên dạy văn là trải nghiệm như thế nào? Với tôi, đó là một điều vô cùng hạnh phúc nhưng đồng thời cũng mang đến áp lực không nhỏ. Bởi lẽ, nhiều người vẫn mặc định rằng: con giáo viên thì phải học giỏi, phải ngoan ngoãn hơn các bạn khác. Thế nhưng, không ít lần, tôi đã làm bố mẹ phải buồn lòng vì bản thân. Một trong số đó phải kể đến lần tôi khiến bố thất vọng vì điểm số của mình.

Bố tôi là giáo viên dạy tiếng Anh có tiếng ở một trường cấp 3 trong huyện. Ai cũng nghĩ tôi là con của ông thì phải rất giỏi tiếng Anh. Tuy nhiên, mọi chuyện hoàn toàn ngược lại. Tôi không thích học tiếng Anh. Có lẽ vì, tôi ghét việc bố tôi dành quá nhiều thời gian cho hoc sinh của ông, cũng có thể là tôi ghét việc ông hay so sánh tôi với bạn học khác. Năm tôi vào cấp 2, bố tôi chuyển trường về quê dạy để tiện chăm sóc ông bà. Một tuần bố về được có đôi lần, tôi buông thả việc học tiếng Anh. Tôi lấy cớ học đội tuyển để trốn tránh đề xuất dạy tôi học của bố. Cứ thế, điểm tiếng Anh của tôi thấp dần. Cuối kì 1 năm lớp sáu, tiếng Anh của tôi được có 4 điểm. Bố tôi đã rất sốc khi nhìn thấy điểm số này. Ông chẳng thể tin điểm con gái mình sẽ thấp như vậy. Mẹ tôi thì quay ra trách bố vì không để tâm việc học của tôi. Tôi thì chẳng dám nhìn mặt ông.

Ông không mắng tôi, cũng chẳng đánh tôi như mọi lần tôi mắc lỗi. Thế nhưng tôi biết, ông buồn. Ông dạy học bao năm, có học sinh kém thế nào mà không dạy được. Vậy mà, ông chẳng thể dạy con mình. Mấy ngày sau, ông ít cười hẳn, đôi mắt buồn rầu. Tôi nghĩ, thà rằng ông đánh tôi, mắng tôi còn hơn nhìn tôi như vậy. Cảm giác tội lỗi bao chùm lòng tôi. Lúc đó, tôi hối hận lắm. Tôi muốn quay ngược thời gian đánh cho mình một cái thật đau. Đáng lẽ ra, tôi nên chăm chỉ học tiếng Anh, đáng lẽ ra, tôi không lên làm ông buồn. Từ ấy, tôi không còn trốn tránh việc học cùng ông nữa. Tôi bắt đầu chăm chỉ học tiếng Anh hơn, tôi thấy ông lại cười. Đó là nụ cười vô cùng ấm áp mà tôi sẽ chẳng bao giờ quên được. Cuối kỳ năm đó, tôi đạt 9 điểm tiếng Anh. Bố tôi đã rất vui, mẹ tôi cũng vậy và lòng tôi tự nhiên cũng nhẹ đi rất nhiều.

Tôi nhớ có một câu nói thế này: “Trên đời này có bao nhiêu chiếc lá thì bằng vậy lần người cha yêu con.”. Thật vậy, bố là người luôn bên cạnh đồng hành cùng ta trên con đường trưởng thành. Là người yêu thương ta hết mực. Bố đôi lúc sẽ mạnh mẽ, nghiêm khắc nhưng sâu trong đó là tình thương, là sự quan tâm mong mỏi con trưởng thành. Trong kí ức của tôi về bố, ông luôn là người bố tuyệt vời nhất, luôn yêu thương và che chở cho tôi.

Giờ bố tôi đã mất, nhưng những kỉ niệm về bố là những điều tôi trân trọng nhất. Đó là không chỉ là kỉ niệm mà còn là hành trang theo tôi suốt cuộc đời còn lại. Cho những ai đang còn bố, hãy luôn trân trọng những giây phút được ở bên người.

Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm mẫu 2

Trong cuộc đời của mỗi người sẽ có vô vàn kỉ niệm có thể là vui hoặc buồn, có thể là hạnh phúc hoặc đau khổ, cũng có cả ngàn vạn khuôn mặt chúng ta sẽ bắt gặp dù ấn tượng hay nhạt nhòa. Thế nhưng với tôi câu chuyện về người thầy người mẹ vĩ đại vẫn còn như đang sống trong trái tim mình. Và tôi tin rằng đó sẽ là những kỉ niệm đến suốt cuộc đời tôi vẫn không thể nào quên được.

Năm tôi học lớp 5 vì một biến cố gia đình mà tôi chuyển hẳn về quê sống với ngoại để mẹ đi làm ăn xa. Phải chuyển từ một môi trường vốn đã quen thầy quen bạn để đến với một nơi vừa xa lạ vừa lạ lẫm với tôi là một điều vô cùng khó khăn. Cộng với những xáo trộn trong gia đình khiến bản thân tôi trở nên khép kín lì lợm và đôi khi hiếu thắng.

Tôi về học trường tiểu học ở quê ngoại và đây cũng là khởi nguồn cho những kỉ niệm mang theo suốt cả cuộc đời. Tôi được phân vào lớp cô Lan, giáo viên dạy Ngữ văn. Cô Lan là một người phụ nữ cao gầy mảnh khảnh, tóc dài đến ngang lưng. Cái mái tóc mà chúng tôi đến giờ vẫn còn nhớ mái tóc huyền thoại đẹp đến lạ lùng.

Hôm ấy tôi được cô dẫn vào lớp giới thiệu với các bạn “ Cô xin giới thiệu thành viên mới bạn Nga mới chuyển từ thành phố về. Sau này bạn sẽ về đây học cùng mọi người. Cô hi vọng các em sẽ giúp đỡ bạn”. Nói rồi cô xếp tôi ngồi ở bàn thứ 3 từ trên xuống dãy trong cùng.

Vốn bản tính ngang ngạnh lại phải bắt đầu một môi trường mới tính tôi có đôi chút xa cách với bạn học. Tôi chẳng nói chuyện với ai cũng chẳng tiếp xúc với ai mỗi giờ ra chơi tôi chỉ biết cúi gằm mặt xuống bàn hoặc lẳng lặng ngắm các bạn chơi ngoài sân.

Mấy lần cô Lan để ý cô đều xuống hỏi han tôi xem có phải vì chưa thích ứng được hay có khúc mắc gì. Tôi chỉ đáp hờ “ KHông sao ạ! Em không thích chơi!”.

Cô xoa đầu tôi và bảo “Ngoan nào, chơi với các bạn con sẽ thấy đỡ buồn hơn”, hay “Có gì con cứ nói với cô nhé, cô sẽ giúp con giải tỏa”. Ở trong tâm trí đứa trẻ như tôi làm gì có nhiều tâm sự đến thế cũng chẳng hiểu phải chia sẻ thế nào. Tôi vẫn học tập vẫn đến trường bình thường. Tôi không có cảm xúc gì đặc biệt với cô chỉ nhớ rằng chữ cô rất đẹp và giọng cô cực kì ấm áp.

Rồi một hôm, cũng như bao buổi lên lớp khác cô đang giảng bài. Còn tôi thì mải miết với suy nghĩ của chính mình. Tôi nhớ đến kỉ niệm cái ngày gia đình tôi chưa đến mức như bây giờ bố mẹ tôi còn đưa tôi đi công viên, đi đu quay ăn những món đồ ăn đầy hấp dẫn. Tâm trí tôi đang phiêu lãng ở một nơi thật xa. Bỗng có tiếng bạn gọi mình “Nga cô gọi bạn trả lời kìa”. Tôi ấp úng đứng dậy mà chẳng hiểu cô đang hỏi mình điều gì. Tôi đứng im như trời trồng mặt cúi gằm xuống bàn. Cô Lan chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở “Nga từ giờ chú ý bài giảng nhé con!” Rồi cho tôi ngồi xuống. Sau buổi hôm ấy tôi bắt đầu thấy xấu hổ với bạn bè. Và cũng không còn lơ đãng nữa.

Hôm nay đầu tuần như thường lệ chúng tôi sẽ có một tiết ngữ văn. Cô Lan vào lớp giảng bài về tình yêu thương gia đình. Cô giảng bài say sưa về thiên chức làm mẹ tuyệt vời thế nào. Cô đặt câu hỏi cho cả lớp hãy tìm một câu ca dao nói về thiên chức làm mẹ. Cái này đơn giản quá tôi đã từng nghe bà ngoại nói rồi. Tôi giơ tay thật nhanh và như ý mình cô Lan gọi tôi đứng dậy trả lời. Không chút ngần ngại tôi đọc to rõ ràng: “Đàn bà mà chẳng có con/ Khác gì hoa nở trên non một mình”. Tôi thật đắc ý dưới con mắt trầm trồ của các bạn còn cô Lan tôi thấy cô có gì đó thoáng buồn. Nhưng chỉ là suy đoán mà thôi. Cô cho tôi ngồi xuống và khen tôi rất chịu khó sưu tầm ca dao tục ngữ.

Từ hôm ấy tôi như tìm lại được chính mình vui vẻ hơn, hòa đồng hơn. Nhưng cũng từ hôm ấy tôi thấy tiết ngữ văn của cô Lan đã được thay thế bằng cô giáo khác. Hóa ra cô Lan bị ốm nên phải nghỉ ngơi nên nhờ cô giáo khác đứng lớp.

Bẵng đi một tuần chúng tôi không còn thấy cô xuất hiện nữa bản tính tò mò khiến tôi muốn lên phòng họp giáo viên để hỏi về cô. Tôi đứng sau cánh cửa nghe câu chuyện của hai cô giáo bên trong mà thấy tội lỗi vô cùng: “Khổ thân cái Lan quá. Xinh đẹp là thế mà chẳng nổi một mụn con. Bao nhiêu năm lấy chồng vẫn đi đi về về mình. Chữa chạy bao nhiêu mà cũng vô ích”.

Chẳng hiểu sao giọt nước mắt trong hốc mắt bỗng nhiên rơi xuống bỏng rát. Hóa ra tôi đã vô cùng khoét sâu thêm nỗi đau của cô bằng sự ngây thơ vô tâm của mình. Tôi hứa với bản thân sẽ phải tìm cơ hội xin lỗi cô.

Một tuần sau cô Lan lại lên lớp như thường. Chỉ khác là giờ tôi nhìn cô luôn rụt rè và tràn đầy xấu hổ. Hôm đó cuối giờ tôi nấn ná không chịu về mà chờ cho các bạn về hết. Còn cô cũng đang thu dọn giáo án của mình. Cô nhìn xuống về hỏi: – Nga chưa về à con? – Dạ chưa ạ! Tôi đáp.

Nói rồi tôi đi thẳng lên và nói: “Cô ơi con xin lỗi cô!” – Cô Lan ngạc nhiên hỏi: “Con làm sao thế? Sao con lại xin lỗi cô?”. Tôi như vỡ òa mang câu chuyện mình nghe được kể ra cả sự vô tâm ngây thơ của tôi nữa. Cô Lan mỉm cười xoa tóc tôi “Ngốc ạ, không phải lỗi của con. Con là đứa trẻ vô cùng ngây thơ. Cô có nỗi niềm riêng mấy hôm cô nghỉ là do chồng cô bị ốm nên không đến lớp được…”. Thì ra chồng cô vốn là một chú bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Nên bao năm nay cô chú vẫn ấp ủ hi vọng có một mụn con nhưng không thành. Câu chuyện của cô khiến tôi day dứt không nguôi đến tận bây giờ khi tôi đã hiểu biết hơn cũng đã rời xa mái trường tiểu học xưa kia, còn cô cũng theo chồng chuyển công tác đến một nơi khác. Thế nhưng mỗi lần có việc đi ngang qua trường cũ tôi lại thấy như nhớ lại những ngày tháng ấy.

Câu chuyện không phải quá đặc sắc nhưng nó là bài học để tôi ghi nhớ một điều rằng dù có như thế nào thì cũng nên suy nghĩ trước khi phát ngôn. Và nên đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy ngẫm.

Khái quát về yếu tố nghị luận và miêu tả

1. Khái niệm yếu tố nghị luận

Văn bản tự sự cũng có thể có yếu tố nghị luận. Yếu tố nghị luận thường được thể hiện qua ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật, qua Lời đối thoại, tranh biện của các nhân vật. Qua yếu tố nghị luận, tác giả muốn giãi bày, gửi gắm một ý nghĩ, một tư tưởng, triết lí nào đó. Yếu tố nghị luận làm cho nội dung, chủ đề của truyện mang tính trí tuệ.

Văn bản tự sự không chỉ hay, hấp dẫn ở cốt truyện, ở các tình tiết mà còn phải mang tính trí tuệ sâu sắc.

Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn tự sự:gửi gắm một ý nghĩ, một tư tưởng, triết lí nào đó khiến câu chuyện có chiều sâu và ý nghĩa hơn, để lại ấn tượng cho người đọc

2. Khái niệm yếu tố miêu tả và biểu cảm

*Yếu tố miêu tả:

– Miêu tả nhân vật: Bao gồm miêu tả ngoại hình, các trạng thái hoạt động, trạng thái tình cảm và thế giới nội tâm… Chính các hình ảnh được miêu tả ấy sẽ góp phần khắc họa thành công chân dung nhân vật với những nét tính cách riêng.

– Miêu tả cảnh thiên nhiên tạo nền cho diễn biến sự việc trong cốt truyện tự sự.

– Miêu tả cảnh sinh hoạt với những hoạt động cụ thể của các nhân vật tham gia vào cốt truyện.

– Cần lưu ý là yếu tố tả thường được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh có sức gợi lớn (từ láy tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh, nhân hóa…). Việc dùng yếu tố miêu tả trong văn tự sự phải có chọn lọc, không được quá lạm dụng dẫn tới lạc thể loại. Mục đích chính là qua các hình ảnh miêu tả để làm cho cốt truyện hay hơn, hấp dẫn hơn; nhân vật hiện lên cụ thể, sinh động và gây ấn tượng hơn.

*Yếu tố biểu cảm:

– Biểu cảm thông qua những ý nghĩ, cảm xúc của các nhân vật trong tác phẩm tự sự. Thông thường, trong những trường hợp này, nhà văn để cho nhân vật tự độc thoại để bày tỏ nội tâm của mình.

– Biểu cảm thông qua cảm xúc của chính nhà văn đối với nhân vật hoặc sự việc được đề cập trong tác phẩm. Đối với trường hợp ở ngôi kể thứ nhất, cảm xúc của nhà văn thường được lồng vào cảm xúc của nhân vật “tôi”. Còn đối với những trường hợp dùng ngôi kể thứ ba, cảm xúc của nhà văn thường được thể hiện thông qua lời dẫn chuyện. Hoặc có khi tác giả hóa thân vào nhân vật, nói hộ cảm xúc của nhân vật.

– Về hình thức, yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường xuất hiện thông qua những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ.

---------------------------------------

Ngoài Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm, mời các bạn tham khảo thêm Soạn Văn 9 để học tốt môn Văn hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Gạo
    Bé Gạo

    tuyệt vời ông mặt trời

    Thích Phản hồi 06/06/22
    • Đậu Phộng
      Đậu Phộng

      😎😎😎😎😎😎

      Thích Phản hồi 06/06/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Văn mẫu lớp 9 Sách mới

      Xem thêm