Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phát biểu cảm nghĩ về quyền trẻ em

Phát biểu cảm nghĩ về quyền trẻ em được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Phát biểu cảm nghĩ về quyền trẻ em - Bài mẫu 1

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” - điều đó quả thật không sai. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề quyền trẻ em.

Quyền trẻ em cần phải hiểu là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và phát triển một cách lành mạnh. Những quyền lợi này sẽ được quy định cụ thể ở từng nước khác nhau. Đồng thời, trên thế giới cũng có một quy định chung do Liên Hợp Quốc ban hành: “Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ Em” - ban hành những quy định chung nhất về quyền trẻ em. Mà khi đó các quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế. Có thể kể đến những quyền cơ bản nhất của trẻ em được quy định ở đây đó là: Quyền được đối xử bình đẳng và bảo vệ chống lại sự kỳ thị phân biệt tôn giáo, nguồn gốc và bình đẳng giới; Quyền có tên gọi và quốc tịch; Quyền về sức khỏe và y tế; Quyền được giáo dục và đào tạo Quyền giải trí, vui chơi và tiêu khiển; Quyền tự tìm hiểu thông tin, quyền phát biểu, quyền được lắng nghe và tụ họp; Quyền riêng tư và sự giáo dục không bạo lực trong ý nghĩa của bình đẳng và hòa bình; Quyền được trợ giúp ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp và thảm họa, và được bảo vệ khỏi sự tàn ác, bỏ bê, lạm dụng, khai thác và bách hại; Quyền có một gia đình, được sự chăm sóc của cha mẹ và có một chỗ trú ngụ an toàn; Quyền được chăm sóc cho trẻ em khuyết tật…

Trong những năm gần đây, trẻ em đã mắc vào các tệ nạn xã hội chẳng hạn như nghiện ma tuý, cờ bạc… Có nhiều trẻ em ở các vùng miền xa xôi, hẻo lánh phải chịu đói, không được học hành. Hơn 2,6 triệu trẻ em bị mắc phải bệnh hiểm nghèo nhưng lại không có người thân kề bên chăm sóc. Số trẻ em bị tai nạn thương tích ngày càng giảm, tuy nhiên nổi lên những năm gần đây là số lượng trẻ em bị bạo hành, xâm hại ngày càng cao. Có tình trạng trẻ em gái bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc đi khỏi địa phương, đi nơi khác làm việc hoặc bị bán ra nước ngoài nhưng các cơ quan chức năng, kể cả gia đình chưa chủ động nắm bắt, vẫn còn lơ là trong việc bảo vệ trẻ nhỏ. Thậm chí vấn đề bất bình đẳng giữa trẻ em giàu - nghèo, người dân tộc thiểu số hay nông thôn - thành thị vẫn còn khá rõ rệt. Nhiều trẻ em còn bị bạo hành về thể xác lẫn tinh thần. Đặc biệt nhất là vấn đề xâm hại tình dục với trẻ em đang diễn ra ngày càng nhiều.

Những thức tế trên đặt ra cho con người câu hỏi cần làm gì để có thể thực hiện tốt những quyền lợi mà trẻ em đáng được hưởng. Có thể thấy chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất, hướng các em đến một môi trường lành mạnh, cơ bản, để phát triển toàn diện, sẽ cần rất nhiều thời gian. Điều này không đơn thuần chỉ là trách nhiệm, mà chúng ta, mỗi gia đình, cả cộng đồng xã hội đều phải vào cuộc bằng cả cái nhìn tích cực và trái tim yêu thương dành cho trẻ. Hơn thế, còn phải biết lắng nghe trái tim trẻ em nói bằng sự tôn trọng của người lớn, chỉ như thế, chúng ta mới dễ dàng vượt qua được những thách thức.

Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần có sự quản lý chặt chẽ hơn về quyền bảo vệ trẻ em. Cũng như những biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm nghiêm trọng đến quyền trẻ em.

Phát biểu cảm nghĩ về quyền trẻ em - Bài mẫu 2

Trẻ em là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh và tuổi dậy thì. Định nghĩa pháp lý về một “trẻ em” nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưa tới tuổi trưởng thành. Trẻ em nhìn chung có ít quyền hơn người lớn và được xếp vào nhóm không để đưa ra những quyết định quan trọng, và về mặt luật pháp phải luôn có người giám hộ.

Ở Việt Nam, pháp luật quy định người dưới 16 tuổi được xếp vào lứa tuổi trẻ em, được giám hộ, bảo hộ. Trong bộ hiến pháp mới nhất, tuổi trẻ em được quy định là những người dưới 14 tuổi. Trẻ em khi sinh ra được pháp luật thừa nhận và được có những quyền lợi mà pháp luật đã quy định. Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.

Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển. Bao gồm quyền được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt mà mọi người, mọi gia đình dành cho trẻ em và cả quyền được cha mẹ ruột yêu thương, cũng như những nhu cầu căn bản khác như: được ăn uống, được giáo dục phổ quát do nhà nước trả tiền, được chăm sóc sức khoẻ và các điều luật hình sự thích hợp với độ tuổi và sự phát triển của trẻ em.

Chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở mỗi quốc gia. Bởi “trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đây là nhận định mang đầy đủ ý nghĩa xác định vai trò và tầm quan trọng của trẻ em đối với sự tồn tại của thế giới. Mọi đứa trẻ đều ngây thơ như một tờ giấy trắng, lại rất dễ bị tổn thương nên cần được nâng niu, yêu thương, cần được khuyến khích cho chúng can đảm hơn trong cuộc sống, được thoải mái vui chơi, học tập, không âu lo, buồn tủi.

Vào những năm gần đây, trẻ em đã bị mắc phải vào những tệ nạn xã hội chẳng hạn như nghiện ma tuý, cờ bạc, tham gia các hoạt động không lành mạnh, làm mất đi nét văn hoá của xã hội. Có nhiều trẻ em các vùng miền phải chịu đói, nghèo khổ và bị mồ côi, không nơi nương tựa. Theo như chúng ta đã biết có hơn 2,6 triệu trẻ em bị mắc phải bệnh hiểm nghèo nhưng lại không có người thân kề bên chăm sóc.

Vậy nên chúng ta hãy cùng chung tay giúp đỡ các trẻ em đó, có gì giúp nấy, có ít giúp ít, có nhiều giúp nhiều và chúng ta nên đưa đến cô nhi viện cho những trẻ em bị mồ côi để họ có thể chăm sóc và nuôi dưỡng. Bên cạnh đó cần phải giúp đỡ cho những mảnh đời khó khăn hơn như đóng góp vào chiến dịch nụ cười hồng để các bạn nghèo khó có tập sách để đi học.

Hiện nay ở các nơi trên thế giới, sự phát triển của trẻ em không được đảm bảo hoàn toàn. Nhất là ở những nước nghèo, trẻ em không được đáp ứng đủ các nhu cầu về vật chất: đói nghèo, không có nhà ở; và thiếu thốn về cả tinh thần: không có cha mẹ, không được đến trường. Và có khi là bị tước đi những quyền lợi ích của chính mình.

Chăm sóc, giáo dục hay quan trọng hơn là việc bảo vệ và phát triển trẻ em chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng. Đây không phải là việc riêng của một cá nhân nào mà chính là trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, bảo vệ trẻ em hiện nay vẫn đang là sự việc không được mọi người thực sự xem trọng nên vẫn còn nhiều thách thức.

Số trẻ em bị tai nạn thương tích ngày càng giảm, tuy nhiên nổi lên những năm gần đây là số lượng trẻ em bị bạo hành, xâm hại ngày càng cao. Có tình trạng trẻ em gái bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc đi khỏi địa phương, đi nơi khác làm việc hoặc bị bán ra nước ngoài nhưng các cơ quan chức năng, kể cả gia đình chưa chủ động nắm bắt, vẫn còn lơ là trong việc bảo vệ trẻ nhỏ. Thậm chí vấn đề bất bình đẳng giữa trẻ em giàu – nghèo, người dân tộc thiểu số hay nông thôn - thành thị vẫn còn khá rõ rệt. Tuyên truyền các điều luật về bảo vệ trẻ em còn kém, nhất là ở nông thôn, miền núi và vùng sâu vùng xa.

Trẻ em cũng có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển trí tuệ và thể lực một cách toàn diện như được học tập đầy đủ, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao của trường lớp,… Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở. Vì vậy cần phải đấu tranh cho trẻ em có quyền được đi học và vui chơi giải trí để phát triển một cách toàn diện sau này là những nhân tài cho đất nước.

Để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất, hướng các em đến một môi trường lành mạnh, cơ bản, để phát triển toàn diện, sẽ cần rất nhiều thời gian. Điều này không đơn thuần chỉ là trách nhiệm, mà chúng ta, mỗi gia đình, cả cộng đồng xã hội đều phải vào cuộc bằng cả cái nhìn tích cực và trái tim yêu thương dành cho trẻ. Hơn thế, còn phải biết lắng nghe trái tim trẻ em nói bằng sự tôn trọng của người lớn, chỉ như thế, chúng ta mới dễ dàng vượt qua được những thách thức.

Ngày nay, nước ta vẫn còn rất nhiều trẻ em không được đến trường để phát triển về tri thức. Mỗi trẻ em có khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn rất nhiều so với người lớn. Việc trẻ em không được đi học sẽ khiến cho đất nước mất đi rất nhiều nhân tài và nguồn nhân lực lớn cho phát triển nước ta. Ngoài ra, có nhiều trẻ em đã không đc đi học còn bị bóc lột sức lao động bằng những công việc nặng nhọc.

Bên cạnh đó nước ta cũng đã quản lí chặt chẽ hơn về quyền bảo vệ trẻ em. Trẻ em ngày càng được học tập trong môi trường cải thiện hơn trước và được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt. Là một người học sinh, cảm nhận của chúng em về việc bảo vệ và phát triển trẻ em nước ta đang có những đổi mới tốt hơn giúp cho cuộc sống trẻ em phần nào lành mạnh hơn.

Vấn đề bảo vệ trẻ em đã được thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ý thức đầy đủ và xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo tất cả các trẻ em được an toàn và phát triển một cách toàn diện. Để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của mọi người, mỗi người học sinh chúng ta phải có ý thức vươn lên, cố gắng trong học tập và rèn luyện sánh đất nước có thể sánh cùng năm châu như Bác Hồ đã nói.

Tóm tắt văn bản Tuyên bố thế giới về quyền sống còn của trẻ em

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em năm 1990 đã nêu rõ thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay, tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em và sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em in trong Ngữ văn 9, tập một là một phần trích từ Điều 1 đến Điều 17 của văn bản trên, chia làm 4 phần:

Phần 1: (Điều 1 và 2) khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của trẻ em, kêu gọi khẩn thiết cả nhân loại hãy quan tâm và hành động đê bảo đảm tất cả những quyền lợi này cho trẻ em.

Phần 2: (Điều 3-7) nêu lên những thách thức trong việc bảo đảm các quyền lợi của trẻ em. Đó là thực trạng cuộc sống đói nghèo, cực khổ trên nhiều mặt của trẻ em, tình trạng trẻ em bị rơi vào những hiểm họa khôn lường, tình trạng trẻ em không được chăm sóc, bảo vệ...

Phần 3: (Điều 8-9) chỉ ra những cơ hội, những điều kiện thuận lợi cơ bản giúp cho các quyền của trẻ em được thực hiện tốt. Đó là sự liên kết, nhất trí của cộng đồng quốc tế trong vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em; là sự hợp tác và đoàn kết quốc tế trong nhiều lĩnh vực tạo điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo các quyền và phúc lợi cho trẻ em.

Phần 4: (Điều 10 - 17) nêu lên một cách cụ thể, toàn diện nhiệm vụ cấp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia trong việc bảo vệ các quyền của trẻ em. Đó là tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em, trẻ em tàn tật hoặc có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn phải được quan tâm đặc biệt; trẻ em phải được học hết bậc giáo dục cơ sở; đảm bảo quyền bình đẳng giữa trẻ nam và trẻ nữ; khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động văn hoá, xã hội…

Soạn bài Tuyên bố thế giới về quyền sống còn của trẻ em

Câu 1 (trang 35 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Văn bản gồm 17 mục, ngoài phần tuyên bố về mục đích tham dự, văn bản chia thành:

- Sự thách thức: Phân tích thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới (trước hiểm họa chiến tranh, bạo lực, trẻ em trong thảm họa đói nghèo, khủng hoảng kinh tế…)

- Phần Cơ hội: chỉ ra điều kiện thuận lợi của bối cảnh quốc tế trong việc thúc đẩy chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em

- Phần nhiệm vụ: xác định những nhiệm vụ cần phải thực hiện của từng quốc gia, cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em

→ Các phần liên kết chặt chẽ với nhau. Hai phần trên là cơ sở, tiền đề cho những nội dung sau

Câu 2 (trang 35 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Trong phần “sự thách thức”, bản Tuyên bố nêu lên đầy đủ, cụ thể thực tế cuộc sống của trẻ em

Đó là tình trạng bị rơi vào hiểm họa, cuộc sống khổ cực, nhiều khó khăn:

- Bị trở thành nạn nhân chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng, thôn tính của nước ngoài

- Chịu đựng thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp

- Trẻ em chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật

Câu 3 (trang 35 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Bối cảnh thế giới có nhiều thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, trẻ em

- Mối liên kết về phương tiện, kiến thức giữa các quốc gia: công ước về quyền trẻ em

- Sự hợp tác, đoàn kết mở ra khả năng giải quyết vấn đề phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em…

Câu 4 (Trang 35 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Nhiệm vụ có tính cụ thể, toàn diện mà các quốc gia, cộng đồng cần thực hiện:

- Tăng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, phát triển nền giáo dục cho trẻ em

- Các đối tượng cần quan tâm hàng đầu (trẻ em tàn tật, hoàn cảnh đặc biệt) đến trẻ em quyền bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào văn hóa xã hội

Câu 5 (trang 35 sgk ngữ văn 9 tập 1)

- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo sự phát triển của trẻ em, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế

- Bản tuyên bố cho ta thấy được tầm quan trọng, tính cấp bách, toàn cầu của nhiệm vụ vì sự sống còn của trẻ em

- Công việc này đòi hỏi sự quan tâm của từng gia đình, từng cá nhân trong mỗi cộng đồng

Luyện tập

Ở địa phương của em luôn có những chính sách tiến bộ thể hiện sự quan tâm chăm sóc của chính quyền đối với trẻ em:

- Quỹ khuyến học xã, huyện giúp đỡ những trẻ em không có điều kiện đến trường học

- Tổ chức y tế của xã, huyện tổ chức khám miễn phí tại trường học cho học sinh

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Phát biểu cảm nghĩ về quyền trẻ em. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hằngg Ỉnn
    Hằngg Ỉnn

    😝😝😝😝😝

    Thích Phản hồi 08/06/22
    • Friv ッ
      Friv ッ

      🖐🖐🖐🖐🖐🖐

      Thích Phản hồi 08/06/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Soạn Văn 9 Sách mới

      Xem thêm