Ăn không nói có là phương châm gì?

Ăn không nói có là phương châm gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Ăn không nói có là phương châm gì?

Câu hỏi: Ăn không nói có là phương châm gì?

Lời giải:

Nói theo cách vu khống, bịa đặt → vi phạm phương châm về chất

1. Những phương châm hội thoại chính

Phương châm hội thoại chính được phân làm 5 loại. Bao gồm:

- Phương châm về lượng: Trong quá trình giao tiếp, câu cần có nội dung. Trong đó, nội dung của câu nói phải đáp ứng các yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa cũng không thiếu.

- Phương châm về chất: Trong quá trình giao tiếp, những thông tin chưa xác thực, chưa xác định được độ chính xác thì không nên nói chắc chắn.

- Phương châm quan hệ: Trong quá trình giao tiếp, cần tập chung vào chủ đề giao tiếp, tuyệt đối không nói lạc đề, lạc hướng.

- Phương châm cách thức: Trong quá trình giao tiếp, người nói cần chú ý đảm bảo sự mạch lạc của câu. Nên nói ngắn gọn, xúc tích, tránh nói dài, mơ hồ.

- Phương châm lịch sự: Trong quá trình giao tiếp, người giao tiếp cần thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện.

2. Luyện tập

Bài 1: Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam có nhiều câu như:

a) Lời chào cao hơn mâm cỗ.

b) Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

c) Kim vàng ai nỡ uốn câu,

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

Qua những câu tục ngữ, ca dao đó, cha ông khuyên dạy chúng ta điều gì ? Hãy tìm thêm một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự.

Trả lời

a) Khuyên chúng ta: Lời chào kính, lịch sự còn có giá trị lớn hơn một mâm cỗ đãi đằng.

b) Khuyên chúng ta: Nên dùng những lời lẽ nhã nhặn, lịch sự để đạt hiệu quả giao tiếp.

c) Khuyên chúng ta: Không ai dùng một vật quý (kim bằng vàng) để làm một việc không đáng (uốn thành lưỡi câu): người khôn ngoan biết lựa lời để nói nhã nhặn với người khác.

Những câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự:

- Một câu nhịn chín câu lành.

- Một lời nói quan tiền thúng thóc.

- Một lời nói dùi đục cẳng tay.

- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

- Vàng thì thử lửa thử than

Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.

Bài 2: Phép tu từ từ vựng nào đã học (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh) có liên quan trực tiếp tới phương châm lịch sự? Cho ví dụ.

Trả lời

a) Biện pháp nói giảm, nói tránh liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự:

Chim khôn chưa bắt đã bay

Người khôn chưa nói, dang tay đỡ lời

Kim vàng ai nỡ uốn câu

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.

b) Các biện pháp tu từ khác có khi được sử dụng: biện pháp nói quá, biện pháp ẩn dụ:

Mấy lòng hạ cố đến nhau,

Mấy lời hạ tứ ném châu gieo vàng.

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Ném châu gieo vàng: Thúy Kiều đề thơ viếng Đạm Tiên, được hồn ma Đạm Tiên khen tứ thơ như ngọc, lời thơ như vàng.

Bài 3: Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống: [...]

Cho biết mỗi từ ngữ trên chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào.

a) Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách là nói mát

b) Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là nói hớt.

c) Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là nói móc

d) Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo.

e) Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa.

Những từ ngữ trên đều chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự và phương châm cách thức.

Bài 4: Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến phương châm hội thoại: [...]

- Nói băm nói bổ

- Nói như đấm vào tai

- Điều nặng tiếng nhẹ

- Nửa úp nửa mở

- Mồm loa mép giải

- Đánh trống lảng

Trả lời

- Nói băm nói bổ: nói bốp chát, thô bạo (phương châm lịch sự).

- Nói như đấm vào tai: nói trái ý, người khác khó tiếp thu (phương châm lịch sự).

- Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết (phương châm lịch sự).

- Nửa úp nửa mở: nói mập mờ, không nói ra hết ý (phương châm cách thức).

- Mồm loa mép giải: lắm lời, nói át người khác (phương châm lịch sự)

- Đánh trống lảng: nói lảng ra, né tránh (phương châm quan hệ).

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Ăn không nói có là phương châm gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
2 53
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Cu Bin
    Cu Bin

    😋😋😋😋😋😋😋

    Thích Phản hồi 27/05/22
    • Bánh Bao
      Bánh Bao

      hay lắm

      Thích Phản hồi 27/05/22

      Soạn Văn 9 - Văn 9

      Xem thêm