Hoa trôi man mác sử dụng nghệ thuật gì?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Hoa trôi man mác sử dụng nghệ thuật gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Hoa trôi man mác sử dụng nghệ thuật gì?

Trả lời:

- Hoa trôi man mác sử dụng nghệ thuật ẩn dụ: Cánh "hoa trôi man mác" dồi lên dồi xuống giữa "ngọn nước mới sa" bao la, cũng là tâm trạng lo âu cho thân phận nhỏ bé trôi dạt trên dòng đời vô định

- “Hoa trôi man mác” nằm ở đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong tập truyện Kiều của Nguyễn Du.

I. Tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

1. Vị trí đoạn trích

- Nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc”.

- Đoạn trích giúp ta hiểu những bàng hoàng tê tái và sự lo âu về tương lai của Thúy Kiều.

2. Bố cục

- 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều .

- 8 câu tiếp: Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều.

- 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều.

3. Giá trị nội dung

- Đoạn trích đã miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích

4. Giá trị nghệ thuật

- Đoạn trích thành công ở nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc với bút pháp tả cảnh ngụ tình được coi là đặc sắc nhất trong Truyện Kiều

II. Phân tích chi tiết đoạn trích

1. Sáu câu thơ đầu

Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Thúy Kiều

Bốn câu thơ đầu: hoàn cảnh, không gian nơi lầu Ngưng Bích

+ Khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích được miêu tả qua điểm nhìn từ trên cao, từ tâm trạng của Kiều

+ “Khóa xuân”: khóa kín tuổi xuân

+ “Non xa- trăng gần” nghệ thuật đối: mở ra không gian xa rộng, nơi đây Kiều chỉ có núi xa trăng gần bầu bạn

+ từ ghép “bốn bề” đứng cạnh từ láy “bát ngát” gợi không gian rộng lớn mênh mông, càng tô đậm vẻ cô liêu, hoang vắng

+ Cảnh vật vốn có đường nét, màu sắc nhưng lại không đẹp, đã vậy còn gợi cảm giác cô đơn, rợn ngợp

=> Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Nguyễn Du đã họa bức tranh thiên nhiên hoang vắng, quạnh hiu, chất chứa nỗi cô đơn, buồn tủi, để thời gian và tuổi xuân của nàng Kiều cứ trôi đi hoài phí

Hai câu thơ sau: Tình cảnh của Kiều

+ “bẽ bàng”: nỗi xấu hổ tủi thẹn của Kiều, trong tâm trí nàng vẫn còn khắc sâu những việc việc vừa mới xảy ra: bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị ép làm gái lầu xanh

+ Thành ngữ “mây sớm đèn khuya”: chỉ thời gian tuần hoàn khép kín, dằng dặc, vò võ, một mình Kiều nơi này đang bị giày vò bởi bao nhiêu nỗi niềm ngang trái.

+ “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” phép so sánh: Trước mắt nàng là cảnh hoang vu hay tình cảnh trớ trêu khiến nỗi lòng Kiều như bị chia cắt ra làm hai, đau đớn, quặn thắt

=> Sáu câu thơ đầu được xây dựng bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, tả cảnh hoang vắng quạnh hiu để khắc họa rõ tâm trạng cô đơn của Kiều

2. Tám câu thơ tiếp

Nỗi nhớ người yêu và cha mẹ của Kiều

Nỗi nhớ người yêu (4 câu đầu)

+ “Người dưới nguyệt chén đồng”: chỉ chàng Kim cùng lời thề nguyền đính ước

+ Động từ “tưởng”: Kiều hồi tưởng lại những kỉ niệm đẹp bên Kim Trọng

+ Hai động từ “trông, chờ” được tách ra đi kèm với các danh từ chỉ thời là “rày, mai”: Thúy Kiều lo chàng Kim cũng nhớ Kiều tha thiết

+ Thành ngữ biến thể “bên trời góc bể”: gợi ra không gian quê người xa xôi, cách trở.

+ Ẩn dụ “tấm son” kết hợp với câu hỏi tu từ “gột rửa bao giờ cho phai” tạo ra hai cách hiểu: thứ nhất tấm lòng Kiều không bao giờ quên được chàng Kim và thứ hai là tấm thân của Kiều đã bị làm nhục bao giờ mới gột rửa được.

⇒ Sự thủy chung son sắt của Kiều với người yêu

Nỗi nhớ cha mẹ (4 câu tiếp theo)

Kiều nhớ thương cha mẹ:

+ Động từ “xót” lại kết hợp với câu hỏi tư từ : thể hiện sự đau đớn của nàng khi nhớ về cha mẹ

+ “Nắng mưa”: ẩn dụ thời gian trong tâm tưởng của Kiều khi xa gia đình

+ Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”: làm nổi bật sự lo lắng của Kiều, rồi đây ai sẽ quạt cho cha mẹ ngủ khi oi nóng, ai sẽ ủ chăn ấm cho cha mẹ khi trời giá lạnh

⇒ Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy Kiều vẫn lo cho cha mẹ ⇒ một người con có hiếu

Tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều

- Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để khắc họa tâm trạng Kiều lúc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

- Mỗi cảnh vật trước lầu Ngưng Bích gợi cho Kiều một nỗi buồn khác nhau. Từ cảnh mà Kiều nghĩ đến thân phận mình.

+ Ngắm “cánh buồm thấp thoáng” ẩn hiện ngoài khơi xa, Kiều tự hỏi “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”, nỗi buồn tha hương, nhớ quê trào dâng, Kiều hiểu ngày trở về của mình là vô vọng.

+ Ngắm dòng nước với “cánh hoa trôi”,Kiều cũng tự hỏi “Hoa trôi man mác biết là về đâu?”, buồn cho thân phận chìm nổi lênh đênh của mình, không biết tương lai rồi sẽ ra sao.

+ Nội cỏ “rầu rầu” là cảm nhận bằng tâm trạng buồn rầu rĩ của con người. Sắc cỏ xanh xanh dần tàn úa cũng là tâm trạng buồn bởi cuộc sống héo hắt bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích của nàng.

+ Tiếng sóng biển từ xa vọng vào ầm ầm vây quanh lầu Ngưng Bích là sự bàng hoàng, lo sợ, dự cảm buồn về những bất trắc của cuộc đời đang đến, vùi dập, xô đẩy cuộc đời Kiều.

- Điệp ngữ “buồn trông” đứng đầu 4 câu diễn tả nỗi buồn dằng dặc, triền miên như những lớp sóng trào đang dồn dập, tới tấp xô đến cuộc đời Kiều. Cảnh lầu Ngưng Bích được cảm nhận bằng tâm trạng Kiều nên người buồn cảnh cũng buồn.

- Đoạn thơ như một dự báo về chuỗi ngày khủng khiếp, đau thương đang chờ đợi Kiều ở phía trước.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Hoa trôi man mác sử dụng nghệ thuật gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 12
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chồn
    Chồn

    😜😜😜😜😜😜😜

    Thích Phản hồi 06/06/22
    • Giáo sư X
      Giáo sư X

      tuyệt vời

      Thích Phản hồi 06/06/22

      Soạn Văn 9 - Văn 9

      Xem thêm