Thông điệp bài thơ Rễ của Nguyễn Minh Khiêm

Thông điệp bài thơ Rễ của Nguyễn Minh Khiêm được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Thông điệp bài thơ Rễ của Nguyễn Minh Khiêm

Câu hỏi: Thông điệp bài thơ Rễ của Nguyễn Minh Khiêm

Trả lời:

Gợi lên vất vả lam lũ, cực nhọc của rễ để làm nên những mùa màng cây trái bội thu; thể hiện thái độ trân trọng biết ơn đối với công lao của rễ, làm tăng tính gợi hình biểu cảm của bài thơ. Rễ là cội nguồn sự sống của cây, là điều kiện thiết yếu để tạo nên những giá trị của cây. Rễ là biểu tượng cho những cống hiến thầm lặng, những nỗ lực phấn đấu đầy gian khổ và ý chí quyết tâm của con người để có được những thành quả tốt đẹp trong cuộc đời.

1. Đề Đọc - hiểu bài thơ Rễ

Đọc văn bản sau:

Rễ lầm lũi trong đất
Không phải để biết đất mấy tầng sâu
Rễ lam lũ, cực nhọc và đen đúa
Vì tầm cao trên đầu.

Khi cây chưa chạm tới mây biếc
Chưa là nơi ca hót của những loài chim
Thì dẫu phải xuyên qua bao tầng đất đá
Rễ vẫn đi tìm.

Có thể ai đó đã nghe lá hát
Đã nghe từ hoa, từ quả mùi hương
Nhưng với cây, bài ca đích thực
Là từ rễ cất lên.

(Rễ - Nguyễn Minh Khiêm)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa được nhà thơ sử dụng trong khổ thơ thứ nhất.

Câu 3. Hình ảnh rễ trong khổ thơ thứ hai gợi cho anh/chị nghĩ tới một con người như thế nào?

Câu 4. Tác giả cho rằng: “Nhưng với cây, bài ca đích thực/ Là từ rễ cất lên”. Anh/chị có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 2. - Hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa được nhà thơ sử dụng trong khổ thơ thứ nhất:

+ Khiến cho hình ảnh rễ hiện lên sinh động, có hồn như một con người lao động cần cù, nhọc nhằn, vất vả.

+ Tạo ra cách diễn đạt giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm cho đoạn thơ.

Câu 3. Hình ảnh rễ trong khổ thơ thứ hai gợi suy nghĩ tới một con người:

- Có mục đích, có lí tưởng sống cao đẹp.

- Có ý chí, có những nỗ lực, quyết tâm để đạt được lí tưởng sống cao đẹp của mình.

Câu 4. Thí sinh có thể có quan điểm và cách lí giải khác nhau, miễn là hợp lí. Có thể theo hướng sau:

- Đồng tình.

- Vì:

+ Rễ là cội nguồn sự sống của cây, là điều kiện thiết yếu để tạo nên những giá trị của cây.

+ Rễ là biểu tượng cho những cống hiến thầm lặng, những nỗ lực phấn đấu đầy gian khổ và ý chí quyết tâm của con người để có được những thành quả tốt đẹp trong cuộc đời.

2. Nội dung ý nghĩa bài thơ Rễ

- Nội dung: thể hiện khát vọng mãnh liệt của rễ muốn đưa cây vươn tới những tầm cao, cho dù có phải trải qua bao vất vả gian truân. Với khát vọng lớn lao ấy nên dầu phải trải qua bao tầng đất đá rắn chắc, rễ vẫn xuyên tìm. Qua đó, tác giả đã gửi gắm thông điệp về lòng biết ơn với công lao của rễ, rễ đã lam lũ, cực nhọc để chắt chiu màu mỡ cho cây trổ lá đâm cành, ra hoa kết trái, vươn tới tận mây biếc, là nơi ca hát của các loài chim.

- Ý nghĩa: Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng những hình ảnh tương phản giữa rễ và những bộ phận của cây như hoa, lá: Rễ “lầm lũi trong đất, rễ lam lũ cực nhọc và đen đúa” đối lập với “lá hát, hoa, quả, mùi hương”. Tác dụng của phép tương phản: nhấn mạnh sự vất vả lam lũ, cực nhọc của rễ để làm nên những mùa màng cây trái bội thu; thể hiện thái độ trân trọng biết ơn đối với công lao của rễ, làm tăng tính gợi hình biểu cảm của bài thơ.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Thông điệp bài thơ Rễ của Nguyễn Minh Khiêm. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 459
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đường tăng
    Đường tăng

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 09/06/22
    • Bi
      Bi

      hay quá đi

      Thích Phản hồi 09/06/22
      • Chít
        Chít

        ☹☹☹☹☹☹

        Thích Phản hồi 09/06/22

        Soạn Văn 9 - Văn 9

        Xem thêm