Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tư tưởng đạo lí là gì?

Tư tưởng đạo lí là gì? do VnDoc biên soạn bám sát thể loại văn nghị luận trong chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập văn nghị luận, ôn thi học kì và luyện tập các đề văn lớp 12 có đáp án.

1. Khái niệm tư tưởng, đạo lí

Tư tưởng: Là những quan điểm, ý kiến cá nhân về nhân sinh, vấn đề nhận thức, về tâm hồn, nhân cách, cách đối nhân xử thế hay về các mối quan hệ gia đình và xã hội.

Đạo lý: Là những quan điểm mang tính bao quát về lối sống, lẽ phải, đạo đức hay chân lý.

→ Tư tưởng trong bài văn là tư tưởng phù hợp với đạo lý, lẻ phải. Tư tưởng đó phải là tư tưởng khách quan, chân thực, có liên quan trực tiếp tới đời sống xã hội về vật chất hoặc đời sống tính thần của con người.

Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo lý, lẽ sống của con người. Một số những vấn đề thường được đưa vào đề thi như: lý tưởng sống, mục đích sống, lòng nhân ái, vị tha, sự độ lượng, tính trung thực, dũng cảm chăm chỉ, cần cù, tình mẫu tử, tình anh em, tình thầy trò, tình bạn, tình đồng bào...

Đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý khá đa dạng, có thể nêu rõ yêu cầu nghị luận, có thể chỉ đưa ra vấn đề nghị luận nhưng không đưa ra yêu cầu cụ thể nào; có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề lại gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua danh ngôn, ngạn ngữ, câu chuyện ngụ ngôn...

Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý, các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng đó là:

- Thao tác lập luận giải thích để làm rõ ý nghĩa của vấn đề, các nghĩa tường minh, hàm ẩn...

- Thao tác lập luận phân tích để chia tách vấn đề thành nhiều khía cạnh, nhiều mặt và chỉ ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề;

- Thao tác lập luận chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề. Sử dụng các dẫn chứng lấy từ thực tế hoặc trong thơ văn để chứng minh

- Thao tác lập luận so sánh, bình luận, bác bỏ để đối chiếu với các vấn đề khác cùng hoặc ngược hướng, phủ định cách hiểu sai lệch, bàn bạc tìm ra phương hướng...

Các dạng đề nghị luận tư tưởng đạo lý thường gặp

Nghị luận về một tư tưởng đạo lý thường gặp hai kiểu: nghị luận về một tư tưởng, đạo lý trong một nhận định hoặc nghị luận về một phẩm chất, tính cách, trạng thái tâm lý...

Đề bài của dạng bài này thường có một số dạng cụ thể như sau:

- Nêu rõ yêu cầu nghị luận trong đề bài

- Chỉ đưa ra vấn đề nghị luận mà không có yêu cầu cụ thể

- Nêu trực tiếp vấn đề nghị luận

- Gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ hay một câu chuyện.

Ví dụ về tư tưởng đạo lý:

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

– Uống nước nhớ nguồn

– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

– Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

– Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao

2. Trình tự lập luận về một tư tưởng đạo lí

Nêu rõ nội dung, ý nghĩa của vấn đề nghị luận là tư tưởng đạo lí gì.

Phải giải thích 3 loại nghĩa: nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa sâu.

Bàn luận chứng minh các mặt đúng – sai, tích cực – tiêu cực.

Mở rộng, nâng cao vấn đề tư tưởng đạo lý đó.

Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.

3. Khái quát các bước làm một bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lý

Bước 1: Giải thích về tư tưởng, đạo lý được nêu trong đề bài

Ở bước này, cần phải giải thích được các từ ngữ trọng tâm, sau đó giải thích các nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); sau đó phải rút ra được ý nghĩa chung của tư tưởng đạo lý hoặc quan điểm của tác giả qua những câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ. Nếu đề bài là một câu chuyện, cần phải tóm tắt câu chuyện để rút ra được tư tưởng, đạo lý mà nó muốn truyền tải.

Bước 2: Bàn luận về tư tưởng, đạo lý đó

- Cần phải phân tích và chứng minh được sự đúng đắn của tư tưởng đạo lý. Từ đó nêu lên tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đó với đời sống xã hội (cần phải dùng các dẫn chứng trong cuộc sống để chứng minh)

- Phê phán những hành vi sai trái liên quan đế vấn đề này: bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý (có thể có dẫn chứng minh hoạ)

Bước 3: Mở rộng

- Mở rộng bằng cách đào sâu vào vấn đề

- Mở rộng bằng cách lật ngược lại vấn đề: đưa ra mặt trái của vấn đề, phủ nhận nó và công nhận cái đúng đắn; nếu vấn đề bình luận sai thì cần lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng và bảo vệ nó.

Ở phần mở rộng này, tuỳ vào từng đề bài cũng như khả năng của mỗi cá nhân để tự vận dụng các kiến thức của mình vào đây.

Bước 4: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động

4. Dàn ý chi tiết bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: dẫn dắt câu nói, dẫn dắt vào nội dung.

2. Thân bài

a. Giải thích khái niệm

Đối với đề bài có câu nói: trích dẫn câu nói, phân tích câu nói.

Đối với đề bài không có trích dẫn câu nói (vd: bàn về tính kiên trì): phân tích từ khóa quan trọng.

→ Rút ra ý nghĩa, bài học từ câu nói.

b. Phân tích

Phần phân tích trả lời cho câu hỏi: tại sao? (vd: tại sao có chí thì nên?)

(Lưu ý: đảm bảo trả lời từ 2 - 3 ý trở lên).

c. Chứng minh

Dẫn chứng từ nhân vật (văn học, lịch sử, khoa học xã hội…)

Dẫn chứng từ thực tế đời sống: những tấm gương tiêu biểu từ đời sống.

d. Phản đề

Lật ngược vấn đề:

Đối với đề bài phân tích xuôi (vd: bàn luận về ý kiến: “có chí thì nên”) thì phản biện ngược (những người không có chí thì sẽ…).

Đối với đề bài phân tích ngược (vd: “cái giá của việc đánh mất chữ tín”) thì phản biện xuôi (giữ “chữ tín” sẽ giúp chúng ta có được những gì?)

3. Kết bài

Bài học nhận thức và phương hướng hành động.

Tóm tắt lại vấn đề (kết lại ý nghĩa của văn bản).

Liên hệ bản thân.

5. Ví dụ minh họa về dạng bài văn Nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí

Dàn ý Nghị luận về câu ngạn ngữ Hi Lạp: Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu ngạn ngữ: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào”.

2. Thân bài

a. Giải thích

Con đường học vấn chưa bao giờ là dễ dàng, chưa bao giờ trải đầy hoa hồng. Chúng ta phải thực sự cố gắng, nỗ lực hết mình thì mới có thể tích lũy được nhiều kiến thức và trở thành một con người tài giỏi, có ích cho xã hội. Để đạt được điều đó đòi hỏi chúng ta phải cố gắng, nỗ lực hết mình, không ngừng vươn lên từng ngày.

b. Phân tích

Để có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn, con người cần phải học tập, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mình.

Không có học hành, con người sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và xã hội không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Nếu tất cả con người đều cố gắng mài giũa bản thân, trau dồi kiến thức, vươn lên, hướng về phía trước thì xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lựa chọn dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

(Lưu ý: dẫn chứng phải gần gũi, xác thực và tiêu biểu được nhiều người biết đến).

d. Phản đề

Trong xã hội có những người tuy có điều kiện tốt để học tập và phát triển bản thân nhưng lại không biết trân trọng và cố gắng mà chỉ biết lao theo những thú vui của bản thân mình. Những người này đáng bị chỉ trích và phê phán thẳng thắn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (Câu ngạn ngữ: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào”) và rút ra bài học và bản thân.

Dàn ý nghị luận xã hội Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai.

2. Thân bài

a. Giải thích

Hoa hồng: ngụ ý chỉ thành công, hào quang, những điều tốt đẹp khi con người đạt được ước mơ, đứng trên đỉnh vinh quang.

Mũi gai: ngụ ý chỉ những gian nan, khó khăn, thử thách mà mỗi con người gặp phải trong cuộc sống, trên con đường chinh phục ước mơ, hoài bão của mình.

Ý cả câu: mỗi con người phải trải qua khó khăn, gian khổ thì mới đi đến được bến bờ của thành công, của hạnh phúc. Chính vì thế, chúng ta hãy nỗ lực, kiên cường tiến về phía trước.

b. Phân tích

Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội.

Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp.

Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được, để đạt được thành công, chúng ta phải cần có ý chí theo đuổi mục tiêu. Có thể nói, ý chí, nghị lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công của con người.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người vượt lên trên khó khăn, gian khổ và đạt được thành công để minh họa cho bài làm văn của mình.

Gợi ý: nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí, chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà bác học Thomas Edison,…

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn còn có nhiều người lười biếng, sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không tự chủ cuộc sống của bản thân. Lại có người khi gặp khó khăn, thử thách lại dễ dàng nản chí, bỏ cuộc,… những người này sẽ khó có được thành công trong cuộc sống và sẽ sớm bị xã hội đào thải.

3. Kết bài

Khái quát vấn đề nghị luận: Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

----------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em bài Tư tưởng đạo lí là gì?. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Để học tốt Địa lý 12, Giải Toán 12 nâng cao, Tiếng Anh lớp 12 mới, Môn Vật lý 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 12

    Xem thêm