Giải thích ý nghĩa của từ phương lược trong bài "Hoàng Lê nhất thống chí"

VnDoc xin giới thiệu bài Giải thích ý nghĩa của từ phương lược trong bài "Hoàng Lê nhất thống chí" được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giải thích ý nghĩa của từ phương lược trong bài “Hoàng Lê nhất thống chí”

Câu hỏi: Giải thích ý nghĩa của từ phương lược trong bài “Hoàng Lê nhất thống chí”

Trả lời:

Phương lược là phương cách, mưu lược.

“Đường lối để làm việc lớn”

“Đồng tình với nhau về đường lối hành động.”

Đọc hiểu một đoạn trích trong “Hoàng Lê nhất thống chí”

Đọc đoạn trích sau và trả lời:

" Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã tính sẵn. Chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù . Như thể thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp được binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được

Chờ mười năm nữa cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có gì sợ chúng"

(Trích HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ)

1/ Đoạn trích trên là lời của ai, nói trong hoàn cảnh nào? giải thích ý nghĩa nhan để tác phẩm.

2/ Các tác giả của đoạn văn trên vốn là những người trung quân rất có cảm tình với nhà Lê nhưng lại xây dựng người anh hùng áo vải Quang Trung tuyệt đẹp. Vì sao vậy? Hãy giải thích ngắn gọn về điều đó.

3/ Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch khoảng 10 câu. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật ““ ta" được thể hiện trong đoạn trích.

Đáp án tham khảo:

Câu 1: Đoạn trích là lời của vua Quang Trung nói với các tướng sĩ dưới quyền. Trong hoàn cảnh quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta

Giải thích nhan đề: Ghi chép lại sự thống nhất đất nước của nhà Lê.

Câu 2:

- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến tận mắt, là những trí thức có lương tâm, những người có tâm huyết và tài năng nên các ông không thể không tôn trọng lịch sử. - Các tác giả cũng được chứng kiến tận mắt sự thối nát, kém cỏi, hèn mạt của nhà Lê cùng sự độc ác, hống hách, ngang ngược của giặc Thanh nên các ông không thể không thở dài ngao ngán, cảm thấy nhục nhã, ý thức dân tộc không thể không được dâng cao. - Tất cả những điều đó đã đem đến những trang ghi chép chân thực mà xúc động, tự hào như vậy.

Câu 3:

Hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí đã tái hiện chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. Hình ảnh vua Quang Trung hiện lên với những vẻ đẹp phi thường của một bậc đại tướng. Thông qua ngòi bút sinh động của nhóm tác giả họ Ngô, hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung hiện lên vô cùng đẹp đẽ, phi thường. Đó là con người có hành động mạnh mẽ ,quyết đoán và có trí tuệ sáng suốt, sâu xa ,nhạy bén.Nghe tin giặc đánh chiếm đến tận Thăng Long ông không hề nao núng mà quyết định thân chinh cầm quân đi ngay. Trong vòng một tháng ông đã liên tiếp làm nên nhiều chiến công, ông thu phục lòng dân và có danh nghĩa ra Bắc dẹp giặc. Bên cạnh đó, Quang Trung - Nguyễn Huệ còn là một người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. Mới khởi binh nhưng ông đã khẳng định được sự chiến thắng. Điều này Nguyễn Huệ đã khẳng định rằng ông thật sự là một tài năng quân sự, một nhà mưu lược tài ba. Trong những cuộc chiến tranh phong kiến ở Việt Nam hiếm có một vị tướng nào tính toán thần tình và sâu xa đến vậy. Trong trận chiến với quân Thanh hình ảnh nhà vua hiện lên vô cùng oai phong, lẫm liệt! Ông thân chinh cầm quân đóng vai trò là tổng chỉ huy chiến dịch thực sự "cưỡi voi đi đốc thúc", xông pha tên đạn. Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy áo vải quân Tây Sơn đã đánh trận thật lẫy lừng. Những chiến công lẫy lừng của Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Giải thích ý nghĩa của từ phương lược trong bài "Hoàng Lê nhất thống chí". Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 74
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ
    ๖ۣۜSིT_ lười nghĩ

    có thể thêm bài phân tích hay nghị luận đến tác phẩm k

    Thích Phản hồi 31/05/22
    • Bé Cún
      Bé Cún

      😘😘😘😘😘😘

      Thích Phản hồi 31/05/22

      Soạn Văn 9 - Văn 9

      Xem thêm