Lá rụng về cội là gì?

VnDoc xin giới thiệu bài Lá rụng về cội là gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Lá rụng về cội là gì?

Trả lời:

Là thành ngữ ví người đời ai cuối cùng cũng đều muốn quay trở về với cội nguồn sinh ra mình.

1. Thành ngữ là gì?

Thành ngữ là một cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh.

2. Đặc điểm thành ngữ

Thành ngữ có tính hình tượng và thường được xây dựng dựa trên các hình ảnh cụ thể.

Thành ngữ có tính hàm súc, khái quát cao. Mặc dù được xây dựng từ những sự vật, sự việc nhưng nghĩa của nó không dựa trên từ ngữ tạo thành mà mang ý nghĩa rộng và khái quát hơn, có tính chất biểu trưng và đầy sắc thái biểu cảm.

3. Tác dụng của thành ngữ

Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới.

Ví dụ: Trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương sử dụng rất nhiều thành ngữ:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Ở đây, Trần Tế Xương sử dụng thành ngữ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” để chỉ sự lam lũ, vất vả của người đàn bà trong cuộc đời ông. Tấm thân gầy gò “lặn lội”, lam lũ của người vợ chẳng khác nào tấm thân cò lặn lội kiếm ăn trong đêm khuya. Tác dụng của thành ngữ mà Tế Xương sử dụng ở đây là thể hiện tình cảm, nỗi xót xa trước sự vất vả, nhọc nhằn của người vợ. Từ đó ông càng yêu thương người phụ nữ của ông hơn.

4. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Thành ngữ và tục ngữ rất hay nhầm lẫn với nhau và khó phân biệt. Tuy nhiên dựa trên cả mặt hình thức lẫn nội dung chúng ta có thể phân biệt được thành ngữ và tục ngữ.

Trước hết để rõ hình dung, chúng ta cùng nói qua về định nghĩa của tục ngữ. Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, ngắn gọn, súc tích biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa, kinh nghiệm sống được đúc kết từ ngàn đời xưa của ông cha ta hoặc mang ý nghĩa phê phán một sự việc hiện tượng nào đó.

Về hình thức, ngữ pháp:

+ Tục ngữ thường là một câu hoàn chỉnh (thường là vế thứ 2 trong một cặp lục bát) thể hiện khả năng phán đoán nào đó.

Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng/Có công mài sắt, có ngày nên kim

+ Thành ngữ lại là cụm từ cố định và là một thành phần trong câu.

Ví dụ: Bách chiến bách thắng/Có mới nới cũ/Ăn hiền ở lành…

Về nội dung, ý nghĩa:

+ Tục ngữ biểu thị một ý nghĩa trọn vẹn thường là những phán đoán, đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta về đời sống hay mang ý nghĩa phê phán những hiện tượng xấu trong xã hội.

Ví dụ:

“Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao

Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh”

=> Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về thời tiết.

Hay “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, câu này đúc kết kinh nghiệm trong hoạt động nông nghiệp trồng trọt của nhân dân, các thành phần quan trọng theo thứ tự của một quá trình chăm sóc, canh tác.

+ Thành ngữ lại mang đậm tính biểu trưng, khái quát, cô đọng và hình tượng bóng bẩy. Vì vậy khả năng biểu đạt rất cao.

Ví dụ: Chân cứng đá mềm/Bảy nổi ba chìm/Chó dữ mất láng giềng…

– Những thành ngữ hay được lồng vào lời nói dân gian để tăng tính biểu cảm cao hơn. Ví dụ như “Cuộc sống của tôi dạo này cứ Bảy nổi ba chìm”, do thành ngữ chỉ là một cụm từ cố định nên được ghép vào trong câu để hoàn chỉnh về ngữ pháp cũng như gia tăng thêm phần biểu cảm.

– Tục ngữ sẽ đứng một mình vì nó là câu hoàn chỉnh. Thường thì người ta hay nói “Tục ngữ có câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

5. Những câu thành ngữ về cuộc sống

Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng: Chỉ việc không đáng làm, để đạt được việc nhỏ bỏ công sức quá to.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Chỉ lòng biết ơn, khi ăn được quả ngọt phải nhớ người trồng trọt, chăm sóc.

Ao sâu cá cả: Ở ao sâu, biển rộng mới có cá lớn. Ý nói phải mạo hiểm, ra ngoài xã hội mới mong học được cái hay, mới mong gặt hái được thành công lớn.

Bệnh từ miệng vào, hoạ từ miệng ra: Ý nói vì miệng ăn bậy nên sinh bệnh, vì miệng nói bậy mà mang họa.

Biết đâu ma ăn cỗ: Chỉ việc làm không ai biết, ai biết được ma ăn cỗ lúc nào.

Bụt chùa nhà không thiêng: Ý nói cách dùng người, luôn xem thường người tài bên cạnh, tung hô người ở nơi khác.

Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại: Thà bị sai vặt bởi người khôn biết đâu ta học lỏm được nhiều thứ còn hơn phải đi dạy kẻ khờ, như nước đổ đầu vịt, tốn công hao sức chẳng ích gì.

Lo bạc râu, rầu bạc tóc: Chỉ những nỗi lo lớn khiến ngoại hình cũng tiều tụy.

Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra: Nếu đã làm việc xấu dù che dấu đến đâu ắt có ngày cũng bị phát hiện.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lá rụng về cội là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
1 139
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Haraku Mio
    Haraku Mio

    cảm ơn đúng nội dung đang tìm

    Thích Phản hồi 07/06/22
    • Lang băm
      Lang băm

      😍😍😍😍😍😍😍

      Thích Phản hồi 07/06/22

      Soạn Văn 9 - Văn 9

      Xem thêm