Biện pháp tu từ trong bài Thời gian là vàng
Biện pháp tu từ trong bài Thời gian là vàng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Biện pháp tu từ trong bài Thời gian là vàng
Câu hỏi: Biện pháp tu từ trong bài Thời gian là vàng
Trả lời:
- Biện pháp tu từ chính được sử dụng là phép điệp (điệp từ ngữ: "thời gian" và điệp cấu trúc: "thời gian là…") → Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người.
- So sánh: Thời gian là vàng, thời gian là thắng lợi, thời gian là tiền, thời gian là sự sống,…
1. Nghị luận thời gian là vàng
Trong xã hội ngày nay, thời gian chiếm vị trí rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người. Khi thời gian đã trôi đi thì không bao giờ quay trở lại, cũng như ly nước khi đã đổ đi rồi thì không thể nào lấy lại được. Nên người xưa có ngạn ngữ "Thời gian là vàng". Thời gian mang lại cho chúng ta những niềm vui, buồn tủi, những bài học quý giá trong cuộc sống. Vậy thời gian là gì? Vì sao lại nói thời gian là vàng? Thời gian là khoảng thời giờ được quy định trong ngày, trong tháng, trong năm,... Có thời gian chúng ta có thể làm được nhiều công việc trong cuộc sống, có thể nói thời gian là điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống muôn màu muôn vẻ chúng ta. Đối với từng người, thời gian là sự sống, là tiền, là tri thức,.... Nói chung, thời gian là vô giá, không thể mua được bằng tiền, và nó cứ trôi mãi một cách lạnh lùng trong xã hội ngày càng tiến bộ này. Con người ta có thể phát minh ra những công trình, sáng tạo vĩ đại trong một khoảng thời gian ngắn. Thế mà lại có những con người không biết quý thời gian, mặc kệ thời gian trôi đi mà làm những điều vô ích. Thực sự thời gian vô cùng quý báu, quý hơn vàng. Nhưng điều quan trọng là ta phải biết làm gì thật đúng đắn và có ích cho mọi người, xã hội với khoảng thời gian mà mình có.
Vậy nên chúng ta nên hiểu được giá trị của thời gian, tận dụng từng giây từng phút để làm những việc có ích, để ta sẽ không bao giờ hối hận, nuối tiếc vì đã lãng phí, đã để thời gian chi phối ta.
2. Bàn về câu nói của Demosthenes: “Thời gian là vàng bạc, để thời gian đi tức là hủy hoại mình”
Thời gian luôn trôi chảy, không bao giờ dừng lại. Mọi sự vật đều phai mờ được bụi thời gian. Thế mà trong cuộc sống này không ít những con người phung phí thời gian, không biết quý thời gian. Vì vậy mà Demosthenes đã có một câu nói đầy ý nghĩa, có giá trị giáo dục lớn: “Thời gian là vàng bạc, để thời gian đi tức là hủy hoại mình”.
Thật vậy, thời gian còn quý hơn vàng bạc, bởi thời gian thì vô hạn mà cuộc sống chúng ta là hữu hạn. Con người của chúng ta được sinh ra, rồi chẳng mấy chốc lớn lên, già đi bệnh tật rồi chết. Thời gian sẽ nghiến lên trên những tâm hồn lạc lõng mà đi, nó chẳng bao giờ thương tiếc chúng ta đâu nếu chúng ta mềm yếu, thiếu sức sống, mất hết cả niềm tin và nghị lực, thiếu ý thức đấu tranh mà cứ đứng đó than vãn, oán trách thì đâu có ích lợi gì, và rồi bị thời gian đào thải.
Cuộc đời của mỗi con người chúng ta chỉ có một thời tuổi trẻ và khi tuổi trẻ đã qua rồi thì một đi không bao giờ trở lại. Chính vì vậy mà nhà thơ Xuân Diệu khi nhận ra được cái giới hạn của một đời người trước cái vô hạn của thời gian, thiên nhiên, đất trời thì nhà thơ cảm thấy vô cùng đau đớn xót xa:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Mà tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời…
Và cũng chính vì vậy mà nhân vật Pa-ven Coóc-sa-ghin trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của Ôxtơ Rốp-xki đã sống một cuộc sống rất tích cực và năng động để cống hiến cuộc đời mình cho cách mạng, cho con người để sau này "khỏi phải ân hận bởi những năm tháng sống hoài, sống phí”.
Đời người chỉ có một thời tuổi trẻ, mà tuổi trẻ là tuổi tràn đầy sinh lực, ước mơ và khát vọng, muốn vươn tới những chân trời mới lạ để khám phá và hiểu biết những điều tốt đẹp của cuộc đời. Vậy khi chúng ta đang ở thời tuổi trẻ thì chúng ta phải biết quý thời gian còn hơn vàng bạc để hành động, biến những ước mơ, khát vọng của mình thành sự thật, tạo nên những đóa hoa đẹp dâng cho đời. Không biết quý thời gian, phung phí thời gian vào những việc vô bổ, không có mục đích không hướng đến tương lai như mại dâm, ma túy, thâu đêm suốt sáng với rượu mạnh, chất kích thích, ở các trường, nhà hàng, khách sạn… là chúng ta tự hủy hoại cuộc đời mình, chúng ta sẽ tự làm cho chúng ta thân tàn, ma dại và để trở thành những kẻ tội phạm gây bao đau thương, tang tóc cho bao kẻ khác, và là một gánh nặng của xã hội.
Ngược lại, nếu ta biết quý từng giây, từng phút của thời gian mà nỗ lực học tập, tìm tòi nghiên cứu khoa học hay tích cực hăng say lao động để làm ra của cải vật chất cho xã hội thì tương lai của cuộc đời ta sẽ tươi sáng hơn, sung sướng hơn, hạnh phúc hơn, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Nếu mọi người đều biết quý trọng thời gian, biết tận dụng thời gian để làm nên những việc có ích cho đời thì xã hội sẽ tốt đẹp biết bao.
Tóm lại, câu nói của Demosthenes là một chân lí, là một lời khuyên rất bổ ích cho chúng ta, nó giúp chúng ta xác định được cách sống, cách làm việc để trở thành một con người thật sự có ích cho xã hội, để cuối đời khi nhìn lại con đường đã đi qua trong cuộc đời mình cảm thấy mãn nguyện, tự hào mà không hề cảm thấy hổ thẹn.
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Biện pháp tu từ trong bài Thời gian là vàng. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.
- Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?
- Thành phần tình thái là gì?
- Ai được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới"?
- Trung hậu là gì?
- Viết bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nghị luận độc thoại độc thoại nội tâm
- Trình bày suy nghĩ về lời xin lỗi
- Qua bài thơ Câu cá mùa thu, em có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên?
- Anh chị có đồng tình với quan điểm của một người trẻ ở phần đầu văn bản không? Vì sao?
- Văn thuyết minh là gì?
- Kể lại một câu chuyện đáng nhớ của bản thân trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm
- Tựu trung là gì?
- Phát biểu cảm nghĩ về quyền trẻ em
- Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương
- Đôn hậu là gì?
- Đặc điểm nhân vật Vũ Nương
- Viết đoạn văn 15-20 câu bày tỏ suy nghĩ Cho đi mà không cần nhận lại là niềm vui lâu dài
- Giải thích thành ngữ Dây cà ra dây muống
- Lá rụng về cội là gì?
- Suy nghĩ về thông điệp hãy là người tử tế
- Anh chị có đồng tình với quan điểm khách hàng là thượng đế không? Vì sao?
- Giải thích thành ngữ Ăn không nói có
- Viết đoạn văn về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương
- Đặc điểm nhân vật Trương Sinh
- Lời dẫn trực tiếp là gì?
- Dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp
- Thông điệp mà nhà văn O Hen-ri muốn gửi các bạn đọc qua truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” là gì?
- Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩa của một người một nhân vật?
- Kể lại buổi sinh hoạt lớp ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt
- Thông điệp bài thơ Rễ của Nguyễn Minh Khiêm
- Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản
- Giải thích nghĩa của từ "Chông chênh" và cho biết em đã giải thích bằng cách nào?
- Bài tập về sự phát triển của từ vựng
- Giải thích ý nghĩa của từ phương lược trong bài "Hoàng Lê nhất thống chí"
- Điển tích điển cố trong Kiều ở lầu Ngưng Bích?
- Truyện Kiều gồm mấy phần
- Các biện pháp tu từ trong Chị em Thúy Kiều
- Đặc điểm của nhân vật Thúy Kiều
- Biện pháp tu từ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Đọc hiểu bài Vầng trăng quê em
- Biện pháp tu từ trong Truyện Kiều
- Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất?
- Trình bày suy nghĩ của em về chủ đề biết lắng nghe để thấu hiểu
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Truyện Kiều
- Phương châm lịch sự là gì?
- Biện pháp tu từ trong bài thơ Cảnh ngày xuân
- Sáu câu thơ đầu trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích nói về điều gì?
- Hoa trôi man mác sử dụng nghệ thuật gì?
- Nội dung truyện Lục Vân Tiên
- Đặc điểm của nhân vật Lục Vân Tiên
- Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu
- Cảm nhận về Lục Vân Tiên
- Viết đoạn văn cảm nhận về 10 câu thơ giữa bài Đồng chí
- Dàn ý phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí
- Các biện pháp tu từ
- Nội dung bài thơ Đồng chí
- Nêu quan điểm của bản thân về thành công và hạnh phúc sẽ theo đuổi trong quá trình đi làm
- So sánh bài thơ Đồng chí và bài thơ Tiểu đội xe không kính
- Em hiểu như thế nào về hình ảnh bếp Hoàng Cầm?
- Câu nói "Súng bên súng đầu sát bên đầu" sử dụng nghệ thuật gì?
- Các cặp hình ảnh “súng bên súng”, “đầu sát bên đầu”, “anh với tôi” luôn song hành cùng nhau có ý nghĩa gì?
- Phương thức biểu đạt của Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ về tiểu đội xe không kính ngắn gọn
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
- Tác giả sáng tạo hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính, nhằm mục đích gì?
- Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu phân tích khổ 3 và 4 bài thơ về Tiểu đội xe không kính
- Dàn ý nghị luận về lòng vị tha
- Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
- Khi viết văn nghị luận cần tránh những lỗi nào?
- Mở bài hay cho văn nghị luận xã hội
- Đặc điểm nhân vật anh thanh niên
- Nghị luận về sống và làm việc có kế hoạch
- Đoạn văn nghị luận về hình ảnh người lính ngày đêm canh giữ biển đảo
- Dàn ý nghị luận về tôn sư trọng đạo
- Biện pháp tu từ trong bài Đoàn thuyền đánh cá
- Nội dung chính của bài thơ Bếp lửa là gì?
- Thế nào là thơ 8 chữ?
- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Ánh trăng
- Đặc điểm nhân vật ông Hai
- Tác dụng của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
- So sánh đối thoại và độc thoại
- Bài tập về đối thoại độc thoại độc thoại nội tâm
- Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì?
- Quan niệm về hạnh phúc của anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long là gì?
- Có ý kiến cho rằng Lặng lẽ Sa pa là truyện ngắn mang đậm chất thơ
- Có ý kiến cho rằng Lặng lẽ Sa Pa viết về những con người vô danh hay nhất
- Tóm tắt nhân vật anh thanh niên
- Đặc điểm của anh thanh niên
- Vì sao Anh thanh niên là người cô độc nhất thế gian?
- Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về anh thanh niên hay nhất
- Mở bài phân tích anh thanh niên
- Viết đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó sử dụng đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm
- Tác dụng của ngôi kể trong Chiếc lược ngà
- Hoàn cảnh sáng tác Chiếc lược ngà
- Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà
- Vì sao cây lược lại có một ý nghĩa quý giá thiêng liêng đối với ông Sáu
- Đặc điểm nhân vật ông Sáu
- Đặc điểm nhân vật bé Thu
- Vì sao anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe chờ nó gọi "ba" vô ăn cơm?
- Biện pháp tu từ trong Áo anh rách vai
- Biện pháp tu từ trong câu Không có kính rồi xe không có đèn
- Các thể thơ hiện đại Việt Nam