Suy nghĩ về thông điệp hãy là người tử tế

Chúng tôi xin giới thiệu bài Suy nghĩ về thông điệp hãy là người tử tế được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Suy nghĩ về thông điệp hãy là người tử tế

Bài làm:

Đoạn văn mẫu 1

Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp được nhiều loại người khác nhau: có người tốt, có người xấu, có người sống tử tế nhưng có những người lại sống ngược lại, sống thiếu văn hóa, đạo đức. Bởi lẽ đó mà nhà nước đã cùng toàn thể nhân dân chung tay nhau hô vang khẩu hiệu "Hãy là người tử tế". Vậy, trước hết, ta cần hiểu thế nào là tử tế? Đó là lối sống đẹp, mang lại nhiều giá trị cao. Điển hình cho lối sống ấy là nam MC Trấn Thành. Là một người nổi tiếng, có nhiều tiền bạc trong tay nhưng anh không bao giờ cậy mình giàu có mà ăn hiếp hay coi thường người khác. Thay vào đó, anh luôn sống tử tế, giàu tình cảm và sẵn lòng giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh không nơi nương tựa. Thật vậy, nếu là người tử tế, bạn sẽ là tấm gương sáng. Hơn hết, bạn còn được mọi người kính trọng và ngợi ca. Cuộc sống vì thế mà trở nên tươi đẹp và rực rỡ sắc màu biết bao. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn có vô số người sống không tử tế, sống chỉ biết chuộc lợi cho bản thân tiêu biểu như những người tận dụng dịch covid 19 để buôn bán với giá thành đắt đỏ. Qua đây, mỗi chúng ta hãy không ngừng tuyên truyền, phát huy lối sống cao đẹp mang tên "tử tế" và cùng tung hô thông điệp "Hãy là người tử tế".

Đoạn văn mẫu 2

Sống trong cuộc sống này, đã bao giờ bạn tự hỏi rằng “Tử tế là gì?”, “Tại sao ta phải sống tử tế?”,“Làm cách nào để ta có thế thành người tử tế?”. Theo tôi, tử tế là: Đối xử đúng mực với tất cả mọi người. Giữ lời hứa, đã hứa là phải làm. Hành động giúp đỡ mọi người bằng tấm lòng chân thật, không vì danh lợi. Kèm theo đó là những đức tính vốn có của một con người đích thực…Một người tử tế, họ sống và hành động không phải để cho người khác thấy được hay nhận được những lời khen, mà là họ sống thật với chính bản thân họ, không toan tính, không lợi danh, hành động vì một trái tim nhân ái, đôi lúc họ cũng không nhận ra rằng mình là người tử tế. Bởi lẽ một người tử tế không thể nào tự đánh giá được điều đó, chỉ có những người xung quanh họ mới nhận ra và đánh giá điều đó mà thôi.Một người làm những điều tốt rồi đem chuyện đó ra khoe khoan, kể lể, vậy có phải là người tử tế không? Theo tôi, đó chỉ là họ làm vì có mục đích trước, muốn được người khác công nhận, rồi nhận được những lời khen, sự ngưỡng mộ từ người khác.Một người tử tế vốn xác định đời sống vật chất không quan trọng bằng đời sống tinh thần, đời sống tinh thần giúp họ tìm thấy hạnh phúc từ những điều nhỏ bé.Hãy là Người tử tế!

1. Tử tế là gì?

Tử tế là một chuẩn mực đạo đức quan trọng trong cuộc sống, là một phép tắc cần thiết trong giao tiếp giữa người với người, trong cách đối nhân xử thế, là một giá trị đẹp và nhân văn. Ở đâu có tử tế thì ở đó có sự an vui, hòa đồng, Tử tế đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống.

2. Đoạn văn nghị luận xã hội về sự tử tế

Sự tử tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người nghèo khổ, bất hạnh cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự tử tế được biểu hiện bằng hành động giúp đỡ, sẻ chia, cưu mang những người gặp khó khăn, thiếu thốn, đó có thể là người thân, bạn bè hay thậm chí là cả những người xa lạ. Những việc làm đó hoàn toàn xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông, đùm bọc giữa người với người. Từ xưa đến nay, việc tử tế luôn được cả xã hội đề cao và nêu gương. Chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV đã ghi lại hàng trăm, hàng nghìn việc làm tử tế trên khắp các mọi miền đất nước với mong muốn ca ngợi và lan tỏa sự tử tế đến toàn xã hội. Hành động tử tế, lối sống tử tế sẽ giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn bởi đó là hành động trao đi yêu thương. Thế nhưng, trong xã hội chạy theo những giá trị hão huyền như hiện nay, sự tử tế đã bị biến tướng đi khi một bộ phận người cố tình đi từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi cá nhân, khoe mẽ tài sản và coi thường người khác. Chính vì vậy, khi làm việc tử tế, chúng ta cần xuất phát từ chính lòng yêu thương con người, từ sự chân thành, đồng cảm, có như vậy, việc tử tế mới thật sự có ý nghĩa với chính bản thân mình và những người xung quanh.

3. Nghị luận về sự tử tế

Tử tế chính là sức mạnh của cuộc sống, là niềm tin và mạch sống của cuộc đời. Tử tế chính là sự tốt bụng, là một phẩm chất vô cùng cao quý và vô cùng đáng trân trọng của con người. Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và cũng không bao giờ làm hại ai, hơn hết người tử tế còn là người luôn sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Từ những việc nhỏ nhặt nhất như lễ phép với người lớn, yêu thương trẻ em, người già, không nghi kị người thấp kém hơn mình, bao dung với những người có lỗi lầm với mình… đã là những khía cạnh của sự tử tế. Hay đến những hành động lớn lao hơn như quyên góp tiền bạc, vật chất giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, luôn đứng về lễ phải, biết đấu tranh chống lại cái ác, không chịu an phận thủ thường, bàng quang lãnh đạm với cái xấu…thì sự tử tế đó càng đáng quý biết bao. Những việc ý nghĩa càng nhiều, những cái xấu xa càng được đẩy lùi thì cuộc sống trên trái đất này càng tốt đẹp hơn, đáng sống hơn.

Người tử tế có sự nhiệt huyết với con người, với cuộc đời một cách đáng kinh ngạc, sự nhiệt huyết chính là sức mạnh để họ giải quyết mọi công việc, biến những việc lớn thành việc nhỏ, biến những việc khó giải quyết thành những chuyện dễ giải quyết vô cùng.

Người tử tế là người luôn có tấm lòng bao dung, độ lượng, không quan tâm đến địa vị, danh vọng, không quá chú trọng vào cái tôi mà luôn luôn nghĩ cho người khác và đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết. Người tử tế luôn có những hành động xuất phát từ động cơ trong sáng, mọi suy nghĩ đều hướng đến sự lương thiện, vì cuộc sống chung, thậm chí còn biết hy sinh những quyền lợi cá nhân để hướng tới những điều tốt đẹp trọn vẹn cho cộng đồng.

Từ những hành động tử tế nhỏ bé trong cuộc sống thôi nhưng nó cũng tạo nên sức mạnh tinh thần không hề tầm thường: con cháu quan tâm, lo lắng đến sức khỏe ông bà, cha mẹ, hàng xóm láng giềng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, bạn bè giúp nhau trong học tập, anh chị em yêu thương, đùm bọc nhau… cũng góp phần tạo nên một cuộc đời với nhiều sự tốt đẹp.

Đối với người tử tế, sự tốt bụng không chỉ dừng lại ở mức suy nghĩ, mà hầu hết đều được thể hiện qua hành động, họ biết thấu cảm với những nỗi đau của người khác, giúp đỡ người khác không chút tính toán. Biết cho đi chính là làm cho chính bản thân mình trở nên cao thượng, cho đi ân đức cũng chính là góp nhặt phước đức cho bản thân. Có những hành động, việc làm tốt đẹp cũng chính là đang làm cho cuộc sống của bản thân trở nên ý nghĩa hơn.

Hãy sống một cuộc đời với nhiều sự tử tế thay vì một cuộc đời của con người vô cảm. Chính sự vô cảm đã khiến cho con người với con người dần dần và ngày càng xa nhau hơn, chỉ biết sống cho mình để rồi khi hoạn nạn không có người giúp đỡ, khi cần có người bên cạnh lúc gặp chuyện buồn cũng chẳng có ai. Tuy nhiên, muốn có được sư giúp đỡ thì cũng phải biết sống có tấm lòng thiện chí thực sự, biết yêu thương và tôn trọng mọi người. Có một cộng đồng với nhiều người tử tế thì cuộc sống đó thật tuyệt vời biết bao

Cuộc sống là cả một guồng quay theo quy luật, mỗi người chỉ sống một cuộc đời duy nhất, bạn muốn sống một cuộc đời cống hiến những điều tốt đẹp nhất được mọi người công nhận và ngợi ca như anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” hay một cuộc đời nhạt nhẽo khiến con người ta bị cho vào thành phần sống vô cảm trong xã hội. Điều đó đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người.

Sự tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng – để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi”. Đó chính là lời hát gợi mở về sự tử tế, những tấm lòng tử tế trên đời.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Suy nghĩ về thông điệp hãy là người tử tế. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Đánh giá bài viết
4 3.019
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bạch Dương
    Bạch Dương

    cho thêm mẫu dài dài chút đi mà

    Thích Phản hồi 09/06/22
    • Khang Anh
      Khang Anh

      💯💯💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 09/06/22
      • Thùy Chi
        Thùy Chi

        hay quá

        Thích Phản hồi 09/06/22

        Soạn Văn 9 - Văn 9

        Xem thêm