Vì sao anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe chờ nó gọi "ba" vô ăn cơm?
Vì sao anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe chờ nó gọi "ba" vô ăn cơm? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Vì sao anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe chờ nó gọi “ba” vô ăn cơm?
Đề bài: Vì sao anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe chờ nó gọi “ba” vô ăn cơm?
Trả lời:
Anh Sáu ngồi im, giả vờ không nghe thấy con bé gọi vì anh Sáu muốn con bé sẽ dùng tiếng “ba” để gọi anh.
1. Tác giả, tác phẩm Chiếc lược ngà
- Nguyễn Quang Sáng (Nguyễn Sáng) sinh năm 1932, quê ở Chợ Mới, tỉnh An Giang. Là bộ đội thời đánh Pháp, sau năm 1954 tập kết ra miền Bắc mới bắt đầu viết văn. Trong những năm đánh Mĩ, ông sống và hoạt động tại chiến trường Nam Bộ. Những trang văn của ông đậm đặc màu sắc Nam Bộ, bao sự tích anh hùng, những tình huống hấp dẫn đầy kịch tính và giàu chất. Ông để lại nhiều tác phẩm đặc sắc bằng nhiều thể loại, các tập truyện ngắn và nhiều tiểu thuyết khác nổi tiếng, được bạn đọc đón nhận. Ngoài ra ông còn có một số kịch bản phim.
- Chiếc lược ngà” chính là tác phẩm đã làm nên tên tuổi của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Tác phẩm được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ những năm kháng chiến chống Mĩ.
2. Đặc điểm nhân vật ông Sáu
- Hoàn cảnh của nhân vật: Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến từ năm 1946, khi con gái chưa được một tuổi, lúc con chạc tám tuổi mới được về thăm quê ba ngày, cùng là dịp để ông gặp gỡ con.
- Ông Sáu là một người nông dân Nam Bộ chất phác, dũng cảm và giàu lòng yêu nước.
- Ông Sáu là một người cha rất mực yêu thương con. Tình yêu ông dành cho con vô cùng sâu nặng và mãnh liệt.
3. Tình yêu dành cho con của ông Sáu
- Trong những ngày ông về thăm quê:
+ Hành động thể hiện sự nôn nóng mong gặp con: nhảy lên bờ, bước vội, kêu to gọi con.
+ Sừng sờ, bàng hoàng khi con bỏ chạy: mặt sầm lại, hai tay buông xuống.
⇒ Ông Sáu đang xúc động thì phải nhận sự sợ hãi, xa lánh của bé Thu, tâm trạng từ trông chờ, vui sướng trở thành bàng hoàng, đau đớn.
+ Thời gian ở bên con: ông Sáu chỉ ở nhà với con, chờ con gọi một tiếng “ba”. Mọi sự cố gắng của ông từ giả vờ không nghe con gọi khi nó nói trỏng, không giúp con chắt nước cơm, gắp thức ăn cho con là một sự nỗ lực đau đớn của người cha khi con gái không nhận mình. Cảm xúc đau đớn dồn nén đến tức giận, ông đánh con.
+ Cảnh chia li: ánh mắt của ông trìu mến lẫn buồn rầu, bất lực nhìn con gái. Khi con gái nhận và ôm chặt lấy mình, ông Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con.
⇒ Tình phụ tử đã vượt qua sự ngăn cách của thời gian, của chiến tranh. Ông Sáu đã nhận được sự công nhận và yêu thương của bé Thu.
- Trong những ngày ông ở căn cứ:
+ Ông nhớ con, ân hận vì đã đánh con.
+ Tìm bằng được mảnh ngà voi để làm lược tặng con.
+ Ngày ngày tỉ mỉ ngồi làm chiếc lược ngà. Lúc nhớ con, ông nhìn ngắm và cài lược lên tóc.
+ Ông đã hi sinh khi chưa kịp tặng cho con gái chiếc lược ngà. Trong giờ phút cuối cùng, ông vẫn chỉ nhớ đến con, đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho đồng đội.
⇒ Chiếc lược ngà là vật chứa đựng biết bao yêu thương, nhung nhớ của ông Sáu dành cho con gái. Đó là một tín vật của tình phụ tử. Đó cũng là một lời hứa với con gái của ông. Dù ông không thể trở về, nhưng chiếc lược minh chứng cho tình yêu của ông dành cho con vẫn còn đó.
---------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Vì sao anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe chờ nó gọi "ba" vô ăn cơm? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.