Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dàn ý nghị luận về tôn sư trọng đạo

Dàn ý nghị luận về tôn sư trọng đạo được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Lập Dàn ý nghị luận về tôn sư trọng đạo - Mẫu 1

Mở bài.

Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam là "Tôn sư trọng đạo". Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy. Trong xã hội ngày nay truyền thống ấy được nhận thức, thực hành như thế nào chúng ta hãy cùng bàn luận.

Thân bài.

Giải thích.

+ Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.

+ Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người): Vậy trọng đạo: là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,...

Phân tích, chứng minh, bình luận.

Phân tích.

"Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người. Đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy chúng ta còn biết đến những câu thành ngữ, tục ngữ, những câu nói dân gian như:

+ "Không thầy đố mày làm nên" – có nghĩa là nếu không có người thầy dạy cho ta học và làm bất cứ sự việc gì thì ta không thể học và làm được điều đó.

+ "Học thầy không tầy học bạn" – có nghĩa là: nếu học thầy mà chưa hiểu hết, chưa nắm hết được kiến thức thì học ở bạn, lúc này bạn cũng là thầy của ta.

Vì thế dân gian lại có câu:

+ "Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư" - có nghĩa là: ba người cùng đi trên một đường, tất sẽ có người là bậc thầy của ta.

Và vì thế câu nói sau mới có ý nghĩa:

+ "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư": có nghĩa là: người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Đây là cách nói cụ thể nhất của câu : "Tôn sư trọng đạo".

Và vì thế: "Trọng thầy mới được làm thầy" - có nghĩa là: nếu không tôn trọng thầy và đạo học của thầy thì không thể làm thầy thiên hạ được. Vì muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt – tức là làm học trò của nhiều người thầy thì sau mới có thể làm thầy giỏi được.

Vậy nên, vì những lẽ trên, cha ông ta đã đúc gọn trong câu: "Tôn sự trọng đạo" là rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trong đạo học.

Chứng minh.

+ Lấy chính kinh nghiệm của bản thân mình.

+ Bằng những hiểu biết về vấn đề này:

+ Chúng ta luôn tự hào với truyền thống và phẩm chất cao đẹp của các bậc thầy xưa, các thầy lớp trước mà danh tiếng lưu truyền mãi mãi.

+ Như thầy Lê Văn Hưu, thầy Chu Văn An, Nguyễn Phi Khanh đời nhà Trần, thầy Trần Ích Phát đời nhà Lê, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm đời nhà Mạc. Thế kỷ XIX có thầy Cao Bá Quát, thầy Nguyễn Đình Chiểu lấy việc dạy người cao hơn dạy chữ. Đầu thế kỷ XX có thầy Nguyễn Thức Tự đã dạy dỗ học trò hầu hết thành đạt trở thành những chí sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Ngô Đức kế, Đặng Thái Thân, Lê Văn Hân,...

+ Chúng ta quên sao được thầy giáo Nguyễn Tất Thành người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cùng với các học trò xuất sắc như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta.

Bình luận.

+ Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập...

+ Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu và thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...

Mở rộng.

Kết luận.

+ Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị giáo dục, vai trò, tầm quan trọng và những tác động tích cực của câu thành ngữ "Tôn sư trọng đạo".

+ Bài học bản thân.

Lập Dàn ý nghị luận về tôn sư trọng đạo - Mẫu 2

Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Lịch sử dân tộc luôn đề cao, coi trọng những người mang trọng trách lớn lao: Dẫn dắt, giáo dục con người trưởng thành. Điều đó đã trở thành một đạo lí mà người ta vẫn gọi là “Tôn sư trọng đạo”.

Thân bài

Giải thích thế nào là “Tôn sư trọng đạo”?

- “Tôn sư”: Tôn trọng thầy cô giáo

- “Trọng đạo”: Coi trọng đạo lí

⇒ “Tôn sư trọng đạo”: Cần ghi nhớ công ơn, tôn trọng ân nghĩa của thầy cô giáo, coi trọng đạo lí, khắc sâu ơn nghĩa của những người đã dìu dắt, dạy dỗ học trò trong sự nghiệp trồng người.

- "Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người.

Tại sao cần phải “tôn sư trọng đạo”?

Cần biết ơn thầy cô bởi:

- Thấy cô nâng đỡ, truyền đạt tri thức, chắp cánh nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời

- Thầy cô dạy ta cách sống, cách làm người, hướng con người tới những giá trị sống tốt đẹp

- Thầy cô dành cho học trò tình yêu thương như mẹ cha

- Thầy cô là những người bạn luôn bên cạnh chia sẻ với học trò mỗi lúc buồn vui hay hạnh phúc

- Biết ơn thầy cô giáo là nét đẹp trong cách sống của con người, là biểu hiện của một người thực sự có văn hóa

Biểu hiện của “Tôn sư trọng đạo”

- Phạm Sư Mạnh – học trò của cụ Chu Văn An, tuy đã thành quan lớn, nhưng khi quay trở về thăm thầy vẫn kính cẩn, đứng từ xa vái chào. Khi được thầy mời vào nhà chỉ dám ngồi bậc dưới ⇒ Một thái độ, một con người, một nhân cách lớn

- Ngày nay, truyền thống ấy vẫn được thể hiện một cách đa dạng dưới nhiều hình thức:

+ Học sinh gửi những lời tri ân tới thầy cô nhân ngày 20/11

+ Học hành chăm chỉ, lễ phép, ngoan ngoãn với thầy cô giáo…

Mở rộng vấn đề

- Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo lí truyền thống không được tôn trọng, học tập...

- Bên cạnh những biểu hiện thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” vẫn còn những con người bất kính, vô ơn với thầy cô:

+ Hỗn láo với thầy cô

+ Bày trò chọc phá thầy cô

+ Làm những hành vi sai trái khiến thầy cô phiền lòng

⇒ Hành vi, việc làm như vậy phải bị phê phán

- Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã và đang hiểu, thực hành câu thành ngữ và cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,...

Liên hệ bản thân

- Điều tuyệt vời nhất để đền đáp công ơn thầy cô là học hành chăm chỉ cần cù, mang những kiến thức mà thầy cô đã truyền dạy xây dựng tương lai bản thân và làm giàu cho đất nước

- Cố gắng trở thành con người sống đẹp, sống có đạo đức, có tài để không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô

- Bản thân cần ý thức trách nhiệm và việc làm của mình sao cho xứng đáng với những gì thầy cô truyền đạt

Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: “Tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp trong tính cách, phong cách sống của mỗi người

Nghị luận về Tôn sư trọng đạo - Bài mẫu 1

Dân tộc ta vốn được biết đến là một đất nước hiếu học với truyền thống tôn sư trọng đạo sâu sắc. Trong kho tàng ca dao tục ngữ đã có rất nhiều những câu ca nói về tình cảm thầy trò như “một chữ cũng là thầy/ nửa chữ cũng là thầy” hay “muốn sang thì bắc cầu kiều/ muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”... Và trong hoàn cảnh hiện tại truyền thống đó vẫn được kế thừa và phát huy sâu rộng.

Để hiểu hết ý nghĩa trọn vẹn của câu ca dao này thì chúng ta cần phải đi cắt nghĩa đầy đủ về “tôn sư” và “trọng đạo”. Tôn sư là thái độ tôn trọng người thầy. Còn trọng đạo tức là coi trọng mối quan hệ giữa thầy và trò. Qua đây ông cha ta muốn gửi gắm một ý nghĩa sâu sắc đó chính là phải biết tôn trọng thầy cô giáo, những người đã cho ta kiến thức đồng thời phải trân trọng tình thầy trò. Nó trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ ngàn năm trước. Khi mà đất nước ta còn là đất nước phong kiến. Việc học đã được đề cao và vai trò của những người làm thầy mà cụ thể là “thầy đồ” đã được chú ý. Hình ảnh những người thầy đồ ngày đêm tận tụy mài mực đọc sách đã trở thành những nguồn cảm hứng dạt dào của biết bao tác phẩm văn học. Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết đến vị thánh hiền người đã đặt nền móng cho nền giáo dục Việt Nam là thầy Chu Văn An. Một người thầy lỗi lạc đã đào tạo nên biết bao nhiêu bậc hiền triết cho đất nước. Tấm gương học trò Phạm Sư Mạnh là một trong những minh chứng điển hình cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” mà chúng ta phải noi theo.

Sau khi đỗ đạt làm quan to, những dịp lễ tết Phạm Sư Mạnh vẫn thường ghé qua thăm thầy của mình. Thế nhưng dù đứng trên cả vạn người, đức cao vọng trọng nhưng chưa bao giờ người trò đó dám ngồi ngang hàng với thầy mình. Đến nhà thầy vẫn khoanh tay chào từ ngoài cửa, một hai giữ thái độ kính trọng với người thầy của mình. Thế mới thấy truyền thống ấy đã ăn sâu và trở thành gốc rễ vững chắc cho biết bao nhiêu thế hệ người dân Việt Nam.

Các cụ ta thường có câu rằng “Mùng một tết Cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba tết Thầy” để thấy được tầm quan trọng của truyền thống đó trong chiều dài lịch sử dân tộc. Đến ngày nay, khi mà đất nước ngày càng phát triển thì giá trị của câu nói đó vẫn còn nguyên vẹn. Hơn ai hết, Đảng và Nhà nước ta hiểu rằng để phát triển đất nước thì việc nâng cao giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng. Và để tạo ra những thế hệ học trò xuất sắc thì quan tâm đến đời sống của đội ngũ nhà giáo là điều cốt lõi. Chính vì thế có thể tự hào khẳng định rằng Việt Nam là đất nước duy nhất có ngày hiến chương nhà giáo 20/11 ngày mà toàn thể thế hệ con người hiến chương thầy cô giáo của mình. Hàng năm có rất nhiều các cuộc thi viết về thầy cô, và có rất nhiều những bài văn vô cùng xúc động về tình cảm thầy trò được trao giải. Mỗi dịp 20/11, hay kỷ niệm thành lập trường rất nhiều các thế hệ học sinh dù làm gì hay ở bất cứ đâu vẫn tụ họp đầy đủ về trường cũ để tri ân và bày tỏ sự kính trọng với thầy cô....

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn rất nhiều những trường hợp “con sâu bỏ dầu nồi canh”, làm xấu đi truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Song nó cũng chỉ là một số ít tồn tại nho nhỏ mà thôi. Điều quan trọng đó là cả dân tộc ta vẫn kế thừa và phát huy truyền thống này một sâu rộng.

Truyền thống tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc,. Dù đến ngàn năm sau đi chăng nữa nó cũng sẽ mãi mãi trường tồn cùng dòng chảy của lịch sử. Trở thành một trong những thước đo sự văn minh của xã hội.

Nghị luận về Tôn sư trọng đạo - Bài mẫu 2

Kho tàng ca dao tục ngữ của cha ông đã để lại cho ta bao nhiêu bài học quý giá về cách sống, lối sống, cách ứng xử để trở thành người sống ý nghĩa, biết kính trên nhường dưới. Và chắc hẳn mỗi người từng trải qua thời học sinh cũng đều rất thấm thía lời dạy: "Tôn sư trọng đạo"

Dân gian xưa cũng đã đúc rút rằng:

"Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy"

Như vậy vai trò, vị trí của người thầy luôn có tầm quan trọng trong việc giáo dục mỗi cá nhân. Tương tự như vậy thì "tôn sư" tức là tôn trọng, kính trọng của người học trò với thầy giáo trong quá trình học tập và trong cuộc sống. Còn "trọng đạo" là coi trọng, thực hiện đúng những đạo lý, đạo đức tốt đẹp của một con người. Như vậy, câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích như một bài học, một châm ngôn sống đồng thời là lời nhắc nhở mọi người phải biết lễ phép, tôn trọng thầy cô. Đó không chỉ là đạo nghĩa tất yếu ở đời mà còn là sự thể hiện đạo đức của mỗi cá nhân.

Từ xa xưa, khi mà việc học hành chưa được bài bản thì dân ta cũng ý thức được rằng "không thầy đố mày làm nên". Còn ở phương Bắc, họ quan niệm: "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, nhà giáo chỉ xếp sau nhà vua nhưng trước cha mẹ: "Quân- Sư- Phụ". Ngày nay, những nhà giáo được cả xã hội vinh danh là "kĩ sư tâm hồn" còn nghề dạy học là "nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý" (Hồ Chí Minh). Lớp lớp bao thầy cô giáo đã đóng góp sức mình vào sự nghiệp trồng người, truyền đạt cho học trò mình không chỉ kiến thức sách vở mà còn là kĩ năng sống, cách làm người, cách đối nhân xử thế... để khi bước ra khỏi giảng đường, ta trưởng thành và chững chạc hơn, có thể hướng tới thành công dễ dàng và thuận tiện hơn bằng gói kiến thức đã được trang bị. Bản thân mỗi người khi nhận được sự giáo dục đầy tận tâm để khôn lớn, trưởng thành hơn mỗi ngày thì chắc hẳn từ sâu thẳm trái tim đều dành sự yêu quý, kính trọng và biết ơn với thầy cô giáo. Thời xa xưa, Platon, Aritxtot, Khổng Tử... đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò, được biết bao thế hệ ngưỡng vọng và kính trọng. Dù ở phương Đông hay phương Tây, mối quan hệ thầy trò có bình đẳng tới đâu thì vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.

"Tôn sư trọng đạo" là một truyền thống tốt đẹp của loài người đặc biệt là ở Việt Nam- một dân tộc luôn tâm niệm "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn". Truyền thống ấy được kéo dài và kế thừa, phát huy theo suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Nếu trẻ em như một tờ giấy trắng tinh, đầy ngây thơ và trong sáng thì chính những người thầy người cô sẽ nắn nót, cẩn thận viết lên đó những điều hay lẽ phải, những chân trời kiến thức, những bài học làm người. Tôn trọng thầy cô giáo cũng là biểu hiện của tình yêu với tri thức, lòng ham học hỏi, ý chí và khát vọng vươn tới những điều đẹp đẽ trong cuộc sống. Đối với người dân Việt Nam, có một người thầy được coi là người thầy vĩ đại của muôn đời, cả đời tận trung vì dân vì nước thầy giáo Chu Văn An. Thầy Đồ Chiểu dù có bị mù cả hai mắt nhưng cả đời vẫn kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh của bè lũ xâm lược. Ngày nay, bao thế hệ học sinh Việt Nam lại dành sự tôn trọng cho thầy giáo Văn Như Cương- con người tận tâm trong sự nghiệp giáo dục, hết lòng dạy dỗ học sinh đến tận những ngày cuối đời. Những người thầy đáng kính đó sẽ mãi mãi được những học trò Việt Nam tôn trọng và ca tụng.

Ngày nay truyền thống "tôn sự trọng đạo" đã có nhiều điều cần phải bàn. Các thầy cô vẫn vậy, vẫn cần mẫn ngày đêm nghiên cứu, nghiền ngẫm để đem đến cho học trò những bài học, những kiến thức quý giá nhất. Vậy mà một số cô cậu học trò không ý thức được điều ấy, nhiều lần làm thầy cô phiền lòng như vô lễ với thầy cô giáo, xúc phạm họ... Phải chăng đó là những lần người ta trót quên đi đạo làm trò hay đó là hệ quả của một cuộc sống biến đổi đến không ngừng mà ở đó Internet và một số công cụ khác đã trở thành một con dao hai lưỡi? Xã hội đã, đang và sẽ phê phán những học sinh như thế.

Chúng ta đang là những học sinh- những mầm non tương lai của đất nước nên hãy tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; cùng góp phần dựng xây đất nước như một cách đáp đền công lao cô thầy.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Dàn ý nghị luận về tôn sư trọng đạo. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Friv ッ
    Friv ッ

    💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 29/05/22
    • Đậu Phộng
      Đậu Phộng

      😍😍😍😍😍😍😍

      Thích Phản hồi 29/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Soạn Văn 9 Sách mới

      Xem thêm