Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

Chúng tôi xin giới thiệu bài Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

Lời giải:

Các vấn đề nghị luận trong văn tự sự có 2 tác dụng chính gồm:

Yếu tố nghị luận làm cho câu chuyện giàu tính triết lý, giúp người đọc rút ra được nhiều bài học sâu sắc về ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống. Như ông cha ta từng nói “Lời nói không mất tiền mua – lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Lời nói cần phải nói đúng nơi, đúng chỗ, đúng người và đúng hoàn cảnh.

Yếu tố nghị luận giúp tác giả hay người viết thể hiện quan điểm của mình về mọi mặt của đời sống trong xã hội.

1. Nghị luận trong văn bản tự sự là gì?

Nghị luận trong văn bản tự sự thực chất là những cuộc đối thoại bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, phán đoán, bình luận, đánh giá… của người kể chuyện nhằm thuyết phục người đọc, người nghe hoặc để nói cho chính bản thân mình về một vấn để, một quan điểm, một tư tưởng nào đó.

Dấu hiệu: Thường trong đoạn văn sử dụng nhiều loại câu khẳng định, câu phủ định, câu có các cặp quan hệ từ sóng đôi, các từ ngữ như tại sao, vì vậy, tóm lại…

2. Cách phân biệt văn nghị luận và văn tự sự có yếu tố nghị luận

Văn nghị luận: Sẽ tập trung đưa ra các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng, lập luận một cách hệ thống, logic, thống nhất với nhau hết sức chặt chẽ. Các ý phải được sắp xếp theo một cách trình tự, có bố cục và trình bày rõ ràng, mạch lạc. Sử dụng nhiều kiểu liên kết câu, liên kết đoạn văn và áp dụng nhiều biện pháp tu từ.

Văn bản tự sự có yếu tố nghị luận: Đó chỉ là những yếu tố đơn lẻ, biệt lập trong một tình huống cụ thể, một sự việc hay một nhân vật cụ thể nào đó của câu chuyện. Yếu tố nghị luận chỉ giúp câu chuyện thêm phần triết lý hơn và không có nhiều tác dụng như trong văn nghị luận đơn thuần.

3. Một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Bài số 1:

Tôi lớn lên trong tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của bà. Từ nhỏ, tôi đã ở với bà để bố mẹ tôi đi làm kinh tế, vì thế bà thay cha mẹ dạy dỗ, nuôi nấng tôi từng ngày. Ở với bà, tôi được bà chăm lo miếng ăn, giấc ngủ, bà thường dậy sớm đi chợ và trở về nhà khi tối muộn. Có nhiều lần, bà dẫn tôi đi cùng. Những món hàng bà bán thường chỉ là những thức quà vặt mà trẻ con và người lớn đều thích như xôi, các loại bánh nếp… Bà rất khéo tay nên mỗi lần bà làm bánh, nấu xôi, bà đều chỉ cho tôi cách làm. Bà dạy tôi rằng “chỉ có lao động mới mang lại niềm hạnh phúc và sống cuộc đời có ý nghĩa”. Chính điều đó nuôi dưỡng ý thức của tôi về tình yêu với lao động , với cuộc sống. Giờ đây bà đã đi xa nhưng tôi luôn biết ơn bà đã hi sinh vì con cháu, để tôi biết cố gắng hơn mỗi ngày.

Bài số 2:

Như thường lệ, tiết cuối ngày thứ bảy bao giờ cũng là tiết sinh hoạt lớp. Buổi sinh hoạt hôm nay khá căng thẳng vì hầu hết các bạn trong lớp đều muốn đưa hiện tượng bạn Nam nhiều lần đi học muộn làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp để phê bình và áp dụng các hình thức kỉ luật thích đáng. Cô giáo chủ nhiệm yêu cầu bạn lớp trưởng thống kê số lần đi học muộn của Nam và đề nghị cả lớp cùng thảo luận để tìm ra biện pháp khắc phục. Bạn Nga – tổ trưởng tổ 1 nêu ý kiến cần mời phụ huynh đến trường để viết cam kết với cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở con chấm dứt tình trạng đi học muộn. Bạn Bình đề xuất ý kiến kỉ luật bạn Nam bằng cách yêu cầu bạn Nam phải trực nhật trong hai tuần... Tất cả các bạn trong lớp đều tán đồng ý kiến cần phải có các hình thức kỉ luật nghiêm khắc để bạn Nam nhận thức được sự thiếu ý thức của mình và làm gương cho các thành viên khác của lớp. Trong khi các bạn xôn xao bàn tán, Nam chỉ yên lặng cúi đầu. Cô giáo chủ nhiệm tổng kết lại các ý kiến của lớp: “Như vậy là chúng ta đã thống nhất sẽ phương án đưa ra hình thức kỉ luật bạn Nam một cách hợp lí, nhưng cô nghĩ việc gì cũng có nguyên nhân của nó. Cô muốn nghe ý kiến của Nam”. Nam lặng lẽ đứng dậy và nói: “Thưa cô, em không có ý kiến gì ạ. Em xin chấp hành mọi hình thức kỉ luật của lớp.” Nghe đến đây, tôi liền giơ tay xin phép được trình bày. Được sự đồng ý của cô giáo, tôi nói: “Thưa cô và các bạn, trước hết mình xin lỗi Nam vì đã không giữ lời hứa với bạn. Trong thời gian qua, bạn Nam nhiều lần đi muộn là do bố bạn bị ốm nặng, phải nằm điều trị tại bệnh viện. Mẹ bạn lại đi công tác xa, chưa thể về ngay được. Vì vậy hằng ngày Nam vừa phải chăm sóc bố trong bệnh viện, phải đưa em nhỏ đi học nên mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng bạn ấy vẫn không thể đến trường đúng giờ. Khi biết chuyện, mình đã nói với Nam là lên báo với cô giáo nhưng Nam không muốn làm cô bận tâm vì cô đã có rất nhiều việc phải lo lắng rồi”. Nghe tôi nói xong, cô giáo liền nhìn Nam trìu mến và nói: “Bạn Nam đúng là người con hiếu thảo và là người có lòng tự trọng. Tuy nhiên, cô cũng muốn chúng ta luôn coi nhau như là các thành viên trong một gia đình, cùng sẻ chia mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Việc của Nam như vậy là đã rõ. Chúng ta sẽ không cần tìm hình thức kỉ luật với bạn mà tìm ra cách giúp bạn vượt qua khó khăn trong giai đoạn này, phải không nào?...”

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Gạo
    Bé Gạo

    😆😆😆😆😆😆😆

    Thích Phản hồi 11/06/22
    • Laura Hypatia
      Laura Hypatia

      hay thật đó

      Thích Phản hồi 11/06/22
      • Bảo Ngân
        Bảo Ngân

        💯💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 11/06/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Soạn Văn 9 Sách mới

        Xem thêm