Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩa của một người một nhân vật?

Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩa của một người một nhân vật? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật?

Câu hỏi: Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật?

  1. Hai
  2. Ba
  3. Bốn
  4. Một

Trả lời :

Chọn đáp án: A

Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật.

1. Khái niệm

- Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người, một nhân vật:

+ Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ:

Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.”

Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. (Nguyễn Thành Long)

+ Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ:

Một lần đến thăm Trường Cao đẳng Mĩ thuật Công nghiệp Hà Nội, Bác Hồ gợi ý nên phát triển đồ sứ dân tộc. Bác nói người Việt thường dùng chén chứ không dùng tách.

Thầy giáo dặn chúng tôi về ôn bài, mai có giờ kiểm tra.

2. Lưu ý khi dùng lời dẫn

- Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được sử dụng thường xuyên hơn. Còn lời các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại.

- Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đứng cả phía trước và phía sau lời người dẫn.

+ Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộc đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý. Khi dẫn gián tiếp, có thể dùng rằng hoặc là đặt trước lời dẫn (sau động từ trong câu).

+ Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp cần chú ý: thay đổi từ xưng hô cho thích hợp; bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép; lược bỏ các từ tình thái (kia, nhé, này…); có thể thêm rằng hoặc là trước lời dẫn.)

3. Đoạn văn ví dụ

Mẫu 1:

Hôm nay, cũng như mọi ngày tôi đi học trên đường đi tôi gặp một bà lão, bà nói: "Cháu ơi giúp bà qua đường với". Tôi nhìn đồng hồ đã 7 giờ kém 5 phút tôi suy nghĩ một lúc và nói "Vâng cháu sẽ đưa bà qua đường". Sau khi đưa bà lão sang đường bà cám ơn tôi, lúc đó tôi đã cảm nhận được việc tốt mà tôi đã làm. Thế là tôi chạy thẳng đến lớp khi đến cổng trường đã đóng, tôi xin bác bảo vệ cho vào cửa, lúc ấy bác bảo vệ không chịu cho tôi vào, tôi đã kể lại việc bà lão nói "nhờ cháu giúp bà qua đường" và tôi đã giúp. Bác mới hiểu và cho tôi vào.

- Lời dẫn trực tiếp: "Cháu ơi... với"!

- Lời dẫn gián tiếp: "Nhờ cháu giúp bà qua đường"

Mẫu 2:

Các bạn có lẽ không quên người thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh là biểu tượng của con người lao động trong xã hội mới. Một con người lao động hết mình, hi sinh lợi ích cá nhân vì lí tưởng, vì công việc. Một con người đã xác định được lí tưởng sống của mình là hi sinh cho đất nước. Vậy lí tưởng sống là gì? Tôi bỗng nhớ về lời có giảng: "Lí tưởng sống là lẽ sống, là cái đích của cuộc sống mà con người hoặc cộng đồng khao khát muốn đạt được". Quả thực, mỗi con người đều cần xác định cho mình mục đích sống vì cái gì? Vì ai? Mỗi thời đại đều cần có lí tưởng sống khác nhau. Chẳng hạn, ở thời chiến, biểu tượng của thanh niên Xô-viết thời ấy là Pa-ven trong Thép đã tôi thế đấy. Anh cho rằng đã sống thì nên sống sao cho sau này không phải hối hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí. Vâng mỗi người trong chúng ta lí tưởng phải thực sự xác định từ hôm nay. Riêng tôi đã xây dựng cho mình một lí tưởng sống để phấn đấu, để mỗi lần tôi lại nhớ câu thơ của Tố Hữu:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim.

- Lời dẫn trực tiếp: "Lí tưởng sống... đạt được"

- Lời dẫn gián tiếp: Anh cho rằng... sống phí

Mẫu 3:

Một hôm, tôi về quê chơi với bà. Tôi rất yêu bà tôi vì hà là người luôn dành cho cháu tất cả những gì tốt nhất và bà là một người hiền từ, nhân hậu. Tôi và bà như thường lệ, sáng nào cùng ra vườn hái quả vào nhà để ăn. Hôm đó bà dẫn tôi ra vườn và kể cho tôi nghe chuyện ngày xưa của bà và mẹ tôi. Tôi lại nhớ đến câu nói của mẹ rằng ở ngay chính tại khu vườn này có một cái hầm. Tôi băn khoăn không biết đúng hay sai nên liền hỏi bà. Bà bảo với tôi rằng: "Đúng ngày xưa ở đây có một cái hầm rất lớn để mọi người chui xuống ẩn nấp khi có báo hiệu nhưng sau chiến tranh bà phá rồi cháu ạ!". Sau đó tôi bảo bà: "Bà ơi! Mẹ cháu nói hoa quả của bà rất ngọt và thơm". Bà chỉ cười mỉm và dắt tôi vào nhà khi trời đã gần trưa nắng.

- Lời dẫn trực tiếp: Bà bảo với tôi rằng: "Đúng ngày xưa... cháu ạ!".

- Lời dẫn gián tiếp: Mẹ cháu bảo rằng ở... cái hầm.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩa của một người một nhân vật? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Bông
    Gấu Bông

    🥰

    Thích Phản hồi 27/05/22
    • Heo Ú
      Heo Ú

      🙏

      Thích Phản hồi 27/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Soạn Văn 9 Sách mới

      Xem thêm